Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tên gọi: Luật Giáo dục 2005 & 2009.Quốc hội:Khóa 11, kỳ họp thứ 7 Ban hành.Thông qua: 14/06/2005. Hiệu lực: 1/1/2006
Tên gọi: 44/2009/QH12. Quốc hội:Khóa 12, kỳ họp thứ 6 Ban hành. Thông qua: 25/11/2009. Hiệu lực: 1/7/2010
Kết cấu:9 chương, 120 điều
Chương 1 – Những quy định chung - 20 điều -(1-20)
Chương 2 - Hệ thống giáo dục quốc dân - 5 mục, 27 điều -(21-47)
Chương 3 – Nhà trường và cơ sở giáo dục khác - 5 mục, 22 điều - (48-69)
Chương 4 – Nhà giáo - 3 mục, 13 điều(70-82)
Chương 5 – Người học - 2 mục, 10 điều(83-92)
Chương 6 – Nhà trường, gia đình và xã hội - 6 Điều (93-98)
Chương 7 – Quản lý về giáo dục - 4 mục, 15 điều (99-113)
Chương 8 – Khen thưởng và xử lý vi phạm - 5 Điều (114-118)
Chương 9. Điều khoản thi hành 2 Điều(119-120)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
Tính chất giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) gồm: đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Điều 6. Chương trình giáo dục – 4 khoản
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học: giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
- Theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ: giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
- Cơ quan nào quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế".
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
- Ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác: Tiếng Việt
- Cơ quan nào quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác: Thủ tướng Chính phủ
- Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của: Chính phủ.
Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Điều 9. Phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Tên gọi: 44/2009/QH12. Quốc hội:Khóa 12, kỳ họp thứ 6 Ban hành. Thông qua: 25/11/2009. Hiệu lực: 1/7/2010
Kết cấu:9 chương, 120 điều
Chương 1 – Những quy định chung - 20 điều -(1-20)
Chương 2 - Hệ thống giáo dục quốc dân - 5 mục, 27 điều -(21-47)
Chương 3 – Nhà trường và cơ sở giáo dục khác - 5 mục, 22 điều - (48-69)
Chương 4 – Nhà giáo - 3 mục, 13 điều(70-82)
Chương 5 – Người học - 2 mục, 10 điều(83-92)
Chương 6 – Nhà trường, gia đình và xã hội - 6 Điều (93-98)
Chương 7 – Quản lý về giáo dục - 4 mục, 15 điều (99-113)
Chương 8 – Khen thưởng và xử lý vi phạm - 5 Điều (114-118)
Chương 9. Điều khoản thi hành 2 Điều(119-120)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
Tính chất giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) gồm: đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Điều 6. Chương trình giáo dục – 4 khoản
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học: giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
- Theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ: giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
- Cơ quan nào quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế".
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
- Ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác: Tiếng Việt
- Cơ quan nào quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác: Thủ tướng Chính phủ
- Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của: Chính phủ.
Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Điều 9. Phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.