Những điểm cần lưu ý khi tập luyện bài quyền số 1 trong Teakwondo:
1.Nắm đấm (Jumeok).
Nắm đấm được tạo nên bởi các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại. Trong bài quyền số 1 Taekwondo nắm đấm được chia làm 6 loại tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng bao gồm: Đấm thẳng (Jumeok), lưng nắm đấm (Deung Jumeok), cạnh ngoài nắm đấm (Mejumeok), nắm đấm lồi (Bamjumeok) (đánh bằng đốt xương thứ hai của ngón trỏ hoặc ngón giữa), đấm dẹt (Pyonjumeok) (đánh bằng đốt xương thứ hai của ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) và gọng kìm (Jipkejumeok) (ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm).
2. Đấm thẳng (Jumeok):
Đấm thẳng (Jumeok) là hình thức đơn giản nhất của đòn đấm với các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại trong lòng bàn tay và chỉ sử dụng đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện đòn đánh.
Những điều cần chú ý khi thực hiện đòn Jumeok:
Trong bài quyền số 1 Taekwondo bàn tay (Son) được hiểu là bàn tay trần với các ngón tay khép chặt và hơi gập lại ở đốt xương thứ ba. Vũ khí sử dụng (điểm chạm) trong kỹ thuật này lớn gấp đôi so với kỹ thuật Jumeok và cũng biến đổi đa dạng tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng và mục tiêu tấn công.
Nguồn: Sưu tầm
1.Nắm đấm (Jumeok).
Nắm đấm được tạo nên bởi các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại. Trong bài quyền số 1 Taekwondo nắm đấm được chia làm 6 loại tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng bao gồm: Đấm thẳng (Jumeok), lưng nắm đấm (Deung Jumeok), cạnh ngoài nắm đấm (Mejumeok), nắm đấm lồi (Bamjumeok) (đánh bằng đốt xương thứ hai của ngón trỏ hoặc ngón giữa), đấm dẹt (Pyonjumeok) (đánh bằng đốt xương thứ hai của ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) và gọng kìm (Jipkejumeok) (ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm).
2. Đấm thẳng (Jumeok):
Đấm thẳng (Jumeok) là hình thức đơn giản nhất của đòn đấm với các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại trong lòng bàn tay và chỉ sử dụng đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện đòn đánh.
Những điều cần chú ý khi thực hiện đòn Jumeok:
- Cổ tay phải giữ thẳng và phải tạo thành một đường thẳng từ cườm tay đến mặt trong của cẳng tay.
- Đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa phải cùng nằm trên một mặt phẳng với mặt ngoài của cẳng tay và phải vuông góc với lưng bàn tay (phần trên đốt xương thứ nhất của ngòn trỏ và ngón giữa).
Trong bài quyền số 1 Taekwondo bàn tay (Son) được hiểu là bàn tay trần với các ngón tay khép chặt và hơi gập lại ở đốt xương thứ ba. Vũ khí sử dụng (điểm chạm) trong kỹ thuật này lớn gấp đôi so với kỹ thuật Jumeok và cũng biến đổi đa dạng tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng và mục tiêu tấn công.
Nguồn: Sưu tầm