Tiết 1:
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiết 1)
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiết 1)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Học sinh cần biết được các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Chưa đòi hỏi biết các thao tác cụ thể.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Máy vi tính và máy chiếu Projector dùng để giới thiệu các hình vẽ.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một CSDL Quanli_HS trong đó có 2 bảng HOC_SINH và DIEM.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bài toán quản lí:
a) Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được một số bài toán quản lí trong thực tiễn.
- Bước đầu thấy được sự cần thiết phải có CSDL.
b) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Diễn giải: để quản lí HS trong trường, ta phải có sổ Học bạ. Trong học bạ thường có các thông tin sau: Họ và tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, đoàn viên, điểm tổng kết các môn học và rèn luyện đạo đức. Việc tìm 1 HS có điểm trung bình môn Tin ³ 8.0 sẽ mất nhiều thời gian. Để thuận tiện cho việc tìm kiếm ta có thể lập 1 bảng như sau: - Giới thiệu bảng 1: Trong đó ứng mỗi hàng, ta ghi thông tin về 1 HS. Mỗi bảng như vậy gọi là hồ sơ lớp học. - Yêu cầu HS tìm thêm nhiều VD tương tự. - Yêu cầu HS đặt ra các câu hỏi có thể gặp trong các bài toán quản lí đó. - Đặt câu hỏi để HS trả lời: Lợi ích từ việc lập các bảng đó ? - Chốt lại 2 ý: + Trong thực tế có rất nhiều bài toán quản lí. + Do có nhiều người cùng khai thác dữ liệu và mỗi người có yêu cầu và nhiệm vụ riêng nên các câu hỏi đặt ra là rất đa dạng. | - Chú ý theo dõi diễn giải của GV. - Quan sát bảng dữ liệu trên bảng. - Tìm VD: Trong 1 khách sạn, người ta thường quản lý khách hàng qua các thông tin sau: Họ và tên, Số CMND, số phòng thuê, ngày đến, ngày đi, đơn giá phòng... Các thông tin này được lập thành 1 bảng, trong đó mỗi cột ứng với một thông tin cần quản lí và mỗi dòng ứng với 1 khách hàng. - Suy nghĩ và trả lời: + Tìm những khách hàng trả phòng ngày 20/11/2007. + Tìm những HS nam có điểm Văn ³ 8.0 - Tìm thông tin nhanh chóng. Xếp loại HS trong lớp dễ dàng. | |
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được các thao tác trên một bảng dữ liệu.
- Phân nhóm được các thao tác để biết được các công việc chung khi xử lí thông tin của một tổ chức.
b) Nội dung:
- Tạo lập hồ sơ:
+ Xác định chủ thể quản lí. VD trong bảng 1: chủ thể quản lí là Học sinh.
+ Xác định cấu trúc hồ sơ. VD trong bảng 1: hồ sơ gồm có 11 cột.
+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo cấu trúc đã xác định.
- Cập nhật hồ sơ:
+ Sửa chữa hồ sơ là việc thay đổi một số thông tin trong hồ sơ khi chúng không còn đúng nữa.
+ Bổ sung thêm cá thể vào hồ sơ.
+ Xoá khỏi hồ sơ một cá thể.
- Khai thác hồ sơ:
+ Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó để phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức.
+ Tìm kiếm là việc tra cứu thông tin có sẵn trong hồ sơ thoả mãn một số điều kiện nào đó.
+ Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ.
+ Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các đối tượng để tạo lập một hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu cụ thể nào đó.
c) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Trở lại VD về hồ sơ lớp học, GV chỉ ra một số thao tác trong quá trình quản lí hồ sơ lớp học như: bổ sung thêm HS, thay đổi đoàn viên... và yêu cầu HS chỉ ra thêm một số thao tác khác. - Yêu cầu HS tham khảo SGK để nhóm các thao tác thành từng nhóm. - Chia lớp thành 3 nhóm, phát 3 nhóm phiếu cho 3 nhóm, yêu cầu từng HS điền các thao tác vào từng nhóm. - Gọi đại diện của mỗi nhóm lên đọc phiếu trả lời và cho HS dưới lớp nhận xét. + Hỏi: các bài toán quản lí đã nêu ở mục 1 có các thao tác tương tự như vậy không ? - Chốt lại: bất kỳ bài toán quản lí nào cũng có một số thao tác phải thực hiện: + Tạo lập hồ sơ. + Cập nhật hồ sơ (thêm, xoá, sửa). + Khai thác hồ sơ (sắp xếp, thống kêm tìm kiếm, báo cáo...). - Đưa ra 2 bài toán trong thực tế: + Liệt kê tất cả HS có điểm TB các môn học ³ 6.5. + Hiển thị tất cả HS có điểm TB của một môn học bất kỳ £ 2.0. + Hỏi: nhà trường cần các thông tin này để làm gì ? - Khái quát: để lập các kế hoạch tiếp theo và ra các quyết định. | - Thảo luận để tìm ra các thao tác có thể như: xoá bớt HS, tìm HS có điểm Tin học cao nhất, tính điểm TB các môn học... - Đọc SGK. - Điền phiếu trả lời. - Nhận xét trả lời của các bạn. - Có. - Chú ý theo dõi và ghi nhớ. - Theo dõi VD. + Khen thưởng những HS có học lực khá. + Có kế hoạch bồi dưỡng cho những HS yếu kém. | |
Những nội dung đã học:
- Trong thực tế có rất nhiều bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 16 và nghiên cứu ý a phần 3 của bài.