B- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
I- Quan điểm chỉ đạo
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, làsự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tưphát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉđạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảmthực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạtđộng quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình,cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngànhhọc.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huynhững thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinhnghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc.Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đốitượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọngđiểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dụctừ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn vớinhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học vàcông nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạotừ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đápứng yêu cầu số lượng.
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linhhoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục,đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặttiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong pháttriển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập vàngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đàotạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xãhội hóa giáo dục và đào tạo.
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để pháttriển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
II- Mục tiêu
1- Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảovệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam pháttriển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp,dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắnvới xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩnhóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáodục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấnđấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
2- Mục tiêu cụ thể
- Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triểnthể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhâncách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếptheo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trườngmầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điềukiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.
- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung pháttriển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện vàbồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lốisống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thứcphổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trunghọc phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổthông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dụcbắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trongđộ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đàotạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệthống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năngnghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹthuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạonhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tựhọc, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơsở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quyhoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạongang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầuphát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổquốc và hội nhập quốc tế.
- Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hộicho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chínhsách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ vàchất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổinghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thườngxuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự họcvà giáo dục từ xa.
- Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá vănhóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cựcviệc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó vớiquê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
III- Nhiệm vụ, giải pháp
1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lýcủa Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo
Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm,mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đàotạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sựđồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhậnthức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáovà cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáodục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáodục nhân cách, lối sống cho con em mình.
Đổi mới công tác thông tin và truyền thông đểthống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá,giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triểngiáo dục.
Coi trọng công tác phát triển đảng, công tácchính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên.Bảo đảm các trường học có chi bộ; các trường đại học có đảng bộ. Cấp ủy trongcác cơ sở giáo dục-đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện vàchịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợicác mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ,dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổchức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dàihạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực,cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sởgiáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chínhtrị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc tronglĩnh vực giáo dục và đào tạo.
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếutố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, nănglực của người học
Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo,cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học,chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chấtlượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát,đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực vàphẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề.Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợpvới lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luậtvà ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyềnthống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhânvăn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thểchất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin họctheo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quantâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt vàtruyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứngyêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tậpsuốt đời của mọi người.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơsở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ýcác hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dụcmầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặcđiểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.
Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổthông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớphọc dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng mônhọc, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệuhỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộcthiểu số và học sinh khuyết tật.
Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theohướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hìnhthành năng lực nghề nghiệp cho người học.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sauđại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việcphân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếpcận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáodục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quátrình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tựđánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình vàcủa xã hội.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệptrung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảmđộ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việctuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốtnghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷluật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao độngtham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳngtheo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đàotạo. Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích,sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiêncứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức vàthích nghi với môi trường làm việc. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sởgiáo dục đại học.
Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạoở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theochương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiệnchất lượng giáo dục, đào tạo.
Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáodục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chươngtrình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểmsoát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sởcó yếu tố nước ngoài. Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với cácloại hình giáo dục cộng đồng.
Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã quađào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế,không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chínhtrị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chíquan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghềnghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo vàngành nghề đào tạo.
4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theohướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thôngnhư hiện nay. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ởtrung học phổ thông. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thôngphù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thếgiới.
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghềnghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạchphát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầura. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáodục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới cáctrường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo vớinghiên cứu khoa học. Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướngnghiên cứu và ứng dụng, thực hành. Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại họcvùng; củng cố và phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghềnghiệp chất lượng cao đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng vàphát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo.Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đạihọc. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư.
Đa dạng hóa các phương thức đào tạo. Thực hiệnđào tạo theo tín chỉ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơsở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao độngtham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá nănglực người học.
5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hộicủa các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng
Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lýnhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ củacác bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị củacơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo độnglực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là vềchương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáodục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thôngtin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáodục, đào tạo.
Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phươngtham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghềnghiệp.
Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng vàquản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệthống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo.
Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tintrong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giáhoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sởgiáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đàotạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đihọc nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước.
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cáccơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giámsát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinhtế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóađội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả cácgiáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảngviên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo vềnghiệp vụ quản lý.
Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mụctiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọngđiểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo.Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩmchất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm.
Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương phápđào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhàgiáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghềnghiệp.
Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quảnlý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệuquả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhàgiáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiênquyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, khôngđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất tronghệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tínhchất công việc, theo vùng.
Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ vềchỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trườngcông lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người ViệtNam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạotrong nước.
Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông,liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chứckhoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu.
7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huyđộng sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để pháttriển giáo dục và đào tạo
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư pháttriển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tốithiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngânsách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáodục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, Nhà nướcưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và cócơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định.Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xãhội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị.
Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp,Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học, ngành đào tạo trọngđiểm, trường đại học sư phạm. Thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thốngđịnh mức kinh tế-kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụđào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứngvới chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo. Minh bạch hóa cáchoạt động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công ; bảo đảm sự hàihòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư.
Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dụcnghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạonước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh tronggiáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụnglao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xãhội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bàodân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền đượcnhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoàicông lập. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chínhsách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn được vay để học. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng,khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Tôn vinh, khenthưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổibật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụnglao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tàichính phù hợp đối với các loại hình trường. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho cáccơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục-đào tạo.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường,lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiệnđại h óa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Bảođảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học.
Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chicho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang.Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí.
8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu vàứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý
Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoahọc quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứuquốc gia về khoa học giáo dục.
Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệuquả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học.Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơsở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa họcmũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâmcông nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dụcđại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.
Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiêncứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăngký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chếđặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáodục đại học. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triểnkhai công nghệ với các trường đại học công lập.
Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chếđặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vựcsớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với cáccơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới.
9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạotrên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọctinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơchế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáodục, đào tạo.
Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sáchnhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặcthù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinhphí ngoài ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạonước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo.
Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cánhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiêncứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giaolưu văn hóa và học thuật quốc tế.
Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập vàrèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơsở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.