giáo án Ngữ văn 10 tuần 23: Ôn tập nâng cao, văn thuyết minh

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 23 là bài học tổng hợp ôn tập. Các bài tổng hợp này được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa, đọc hiểu văn bản, đưa ra kiến thức tổng hợp qua văn bản đã được học, tổng hợp kiến thức và có những kĩ năng viết văn, nghị luận đặc biệt là văn thuyết minh.

6883





Tiết 67,68 – KHDH

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Ôn tập nâng cao theo TT26/BGD



  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức :
Ôn tập, củng cố kiến thức văn học trong 7 tuần đầu kì II.

  1. Kĩ năng :

  • Kĩ năng đọc - hiểu văn bản.
  • Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học: biết tìm ý, lập dàn ý, xây dựng và triển khai luận điểm; hoàn chỉnh bài viết với bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung.

  1. Thái độ:

  • Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn.

  1. Định hướng các năng lực cần hình thành cho HS

  • Năng lực tạo lập văn bản văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề.

  1. ĐỀ ÔN TẬP
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung, Ngữ Văn 10, tập 1)
Câu 1 (1,0 điểm): Hai chữ “Hiền tài” , “Nguyên khí” trong đoạn văn có nghĩa là gì?

Câu 2 (1,0 điểm) : Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn trên?

Câu 4 (1,0 điểm): Hiện nay, nhà nước ta có những việc làm nào để khuyến khích, bồi dưỡng người tài?

Phần II. Làmvăn (6,0điểm)

Đề bài: Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong đoạn 1 của “Đại cáo bình Ngô”. Tư tưởng ấy còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay hay không?

*HS làm dàn ý.

* GV chữa theo đáp án sau:


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Nội dungĐiểm
Phần I: Đọc - hiểu1. “Hiền tài” để chỉ người: Tài cao, học rộng và có đạo đức.
“Nguyên khí ” có nghĩa là :chỉ khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
2. Nội dung chính của đoạn văn: Tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước và những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài.
3. - Biện pháp nghệ thuật đối: mạnh - yếu và điệp cấu trúc: nguyên khí …, rồi… .
- Tác dụng: nhấn mạnh vai trò quan trọng đặc biệt của “Hiền tài” đối với lẽ thịnh suy của đất nước.
4. Nhà nước ta luôn lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu
- Áp dụng các hình thức phát hiện và thu hút nhân tài phù hợp với từng lĩnh vực và điều kiện của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.
- Đảm bảo các điều kiện xây dựng và thực thi chính sách phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài
1,0 đ

1,0 đ


0,5 đ
0,5 đ

1,0 đ
Phần II: Làm văn1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận để phân tích một đoạn thơ hay.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a.Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong đoạn 1 của Đại cáo bình Ngô:
(1) Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến:
- Vai trò của tư tưởng nhân nghĩa: là nội dung trọng yếu của luận đề chính nghĩa, được khẳng định trước nhất, làm cơ sở cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của ta.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo: hiểu một cách chung nhất, nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Trong mối quan hệ ấy, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo đề cao việc yêu người, tạo dựng cho người, không áp đặt cho người (“Kỉ dục lập nhi lập nhân”, “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”, nghĩa là bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác đứng vững, điều mình không muốn thì không đem gán cho người).
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
+ Nhân nghĩa là “yên dân trừ bạo”, tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Như vậy, trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Hai hạt nhân cơ bản, tích cực nhất trong tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo đã được Nguyễn Trãi chắt lọc và kế thừa.
+ Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Đây là một nội dung mới, được Nguyễn Trãi bổ sung, đưa vào tư tưởng nhân nghĩa. Nội dung này xuất phát từ yêu cầu lịch sử và gắn với thực tiễn lịch sử của đất nước ta lúc bấy giờ. Giặc Minh sang cướp đất nước ta, giết hại biết bao lương dân vô tội. Vì vậy, nhân nghĩa là chống xâm lược, diệt bạo tàn để bảo vệ muôn dân. Ta chống xâm lược là nhân nghĩa, giặc xâm lược ta là phi nghĩa.
→Bằng tư tưởng và tấm lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Trãi đã kế thừa, phát triển, bổ sung tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng tích cực, tiến bộ, mới mẻ.
(2) Chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:
Những yếu tố căn bản để xác định nền độc lập, chủ quyền của dân tộc:
+ Có tên nước riêng.
+ Có cương vực lãnh thổ riêng “Núi sông…
+ Có phong tục tập quán riêng “Phong tục…
+ Có nền văn hiến lâu đời “Vốn xưng…
+ Có triều đại riêng, lịch sử riêng với sự ý thức về sức mạnh dân tộc: nhiều nhân tài hào kiệt, nhiều chiến công vang dội trước giặc ngoại xâm dù ở bất kì triều đại nào.
→Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đó là một sự thật hiển nhiên, có cơ sở vững chắc từ thực tiễn lịch sử. Việc sử dụng một loạt những từ ngữ mang tính chất khẳng định như “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”,… đã làm nổi bật tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập. Vì vậy, ta chiến đấu chống giặc để bảo vệ quyền độc lập, tự chủ là một việc làm chính nghĩa.
Tóm lại: Đoạn 1 của bài cáo có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đoạn văn đã nêu cao luận đề chính nghĩa làm tư tưởng cốt lõi, làm cơ sở vững chắc, làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
Đoạn 1 của Đại cáo bình Ngô” đã kết tinh học thuyết về quốc gia của Nguyễn Trãi, xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc sau “Nam quốc sơn hà”.
* Liên hệ thực tế bối cảnh đất nước ngày nay:
  • Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập chủ quyền mà Nguyễn Trãi nêu ra trong bài cáo vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự, nhất là trong bối cảnh ngày nay khi đất nước ta vẫn bị kẻ thù nhòm ngó.
  • Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô có tác dụng khích lệ tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân Việt.
  • Chúng ta, nhất là thế hệ trẻ ngày nay cần phải tiếp nối truyền thống dân tộc, phát huy vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ đất nước.



2.0 đ




























3.0 đ

















0.5 đ

1.5 đ






Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 23 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 10 tuần 23.docx
    25.7 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top