Trọn bộ giáo án môn Ngữ văn 9 năm học 2020 - 2021, đầy đủ và chi tiết nhất.
Tiết 1 Ngày dạy:
-Lê Anh Trà-
A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được
1.Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.Kĩ năng:
-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
+ Rèn kỹ năng giao tiếp trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
+ Rèn kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lý của văn bản.
+ Rèn kỹ năng ra quyết định: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..
3. Thái độ:
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tư duy , năng lực sáng tạo, năng lực phân tích.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mĩ.
B. Chuẩn bị
-Thầy : soạn bài , Tư liệu: Một số truyện kể về Bác.
-Trò : Soạn bài , nhớ lại khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác. C.Tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là văn bản nhật dụng ?
? Kể tên 1 số văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn từ 6 đến 8. Nêu chủ đề của mỗi văn bản?
3.Giới thiệu bài:
Có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh tên người là cả một niềm thơ”, “Thế giới nghiêng mình, loài người nhớ ơn, tên người sống mái với non sông Việt Nam”...Đó không chỉ bởi công lao vô cùng to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người...mà còn bởi ở Người ta luôn bắt gặp trong từng hành động, lời nói, việc làm một nhân cách lớn, một phong cách lớn- phong cách Hồ Chí Minh .
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.(3p)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. (37p)
Thầy Cô them khảo chi tiết, nhiều hơn ở file đính kèm. Miễn phí!
(Bạn phải đăng nhập/đăng ký tài khoản để tải xuống, hướng dẫn TẠI ĐÂY)
Tài liệu sưu tầm
Tiết 1 Ngày dạy:
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
-Lê Anh Trà-
A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được
1.Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.Kĩ năng:
-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
+ Rèn kỹ năng giao tiếp trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
+ Rèn kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lý của văn bản.
+ Rèn kỹ năng ra quyết định: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..
3. Thái độ:
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tư duy , năng lực sáng tạo, năng lực phân tích.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mĩ.
B. Chuẩn bị
-Thầy : soạn bài , Tư liệu: Một số truyện kể về Bác.
-Trò : Soạn bài , nhớ lại khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác. C.Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động khởi động (5p)
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là văn bản nhật dụng ?
? Kể tên 1 số văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn từ 6 đến 8. Nêu chủ đề của mỗi văn bản?
3.Giới thiệu bài:
Có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh tên người là cả một niềm thơ”, “Thế giới nghiêng mình, loài người nhớ ơn, tên người sống mái với non sông Việt Nam”...Đó không chỉ bởi công lao vô cùng to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người...mà còn bởi ở Người ta luôn bắt gặp trong từng hành động, lời nói, việc làm một nhân cách lớn, một phong cách lớn- phong cách Hồ Chí Minh .
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.(3p)
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
GV giới thiệu vài nét về tác giả ?Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?? HS trả lời- GV chốt ? Nội dung của VB là gì ( chủ đề)? ND đó có ý nghĩa ntn trong cuộc sống hàng ngày? ? Căn cứ nội dung thì VB thuộc kiểu VB nào? ? VB viết theo phương thức biểu đạt nào? | I. Giới thiệu chung 1. Tác giả : 1927- 1999 - Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Học vị: Tiến sĩ. Năm được phong PGS: 1984 Năm được phong GS: 1991 2. Văn bản - Trích trong bài viết “ Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong HCM và văn hoá văn nghệ - ND: hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc VH dân tộc . ND có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống của con người trong mọi thời đại. - Kiểu VB nhật dụng - PTBĐ: nghị luận ( đời sống) |
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. (37p)
? Đây là VB nhật dụng, chúng ta nên đọc như thế nào? - 2 HS đọc nối tiếp. HS nhận xét -> Gv nhận xét và đọc mẫu 1 đoạn ? Hãy giải gnhiax các từ sau ? ? VB có thể thành mấy phần? nội dung của từng phần? HS thảo luận nhóm và nhận xét rút ra kết luận *HS đọc lại đoạn 1 ? Vốn tri thức văn hoá của Bác được tác giả giới thiệu ntn? ? Người hiểu biết sâu rộng các nền văn hoá nào? ? Con đường nào đã giúp Bác có tri thức sâu rộng như thế về văn hoá? ? Hãy nêu những biểu hiện về sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước của Bác? ? Việc nói và viết được nhiều thứ tiếng giúp Bác có thuận lợi gì? Hãy lấy VD minh họa ? ? Thái độ tiếp cận văn hoá thế giới của Người ntn? ? Cách tiếp xúc văn hoá như vậy đã cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách văn hóa HCM? ( HS thảo luận nhóm) GV định hướng chung ? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác? ?Em hiểu như thế nào về “ những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dt ở Bác?” ?Em có nhận xét gì về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá Quốc tế và dân tộc DT ở con người HCM? ( HS thảo luận, đại diện trình bày) ? Từ đó em hiểu thêm gì về vẻ đẹp trong phong cách của Bác? ? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp NT gì | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc: - Đọc chậm rãi, bình tĩnh rắn rỏi. 2. Chú thích: - Phong cách - Đạm bạc ( Chú thích 5,8.9.12 SGK ) 3. Bố cục: 3 Phần a. Từ đầu – rất hiện đại ( Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác ) b. Tiếp -> hạ tắm ao (Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác ) c. Còn lại ( Bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách HCM ) 4. Phân tích: a.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác * Vốn tri thức văn hoá của Người rất sâu rộng: - Người có hiểu biết sâu rộng các nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, Châu Mĩ - Để có vốn tri thức ấy không phải là trời cho 1 cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tâp, rèn luyện không ngừng trong suốt những năm tháng của cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân của người. - HCT đi nhiều nơi, tiếp xúc trực tiếp với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây - Nói, viết nhiều thứ tiếng rất thạo: Anh, Pháp, Nga, Hoa… Đây là công cụ giao tiếp bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới. + Viết văn bằng tiếng Pháp, làm thơ bằng chữ Hán + Trong lao động: làm nhiều nghề để sống + Trên đường hoạt động cách mạng: * Thái độ: - Học hỏi nghiêm túc ( Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu VHNT đến 1 mức khá uyên thâm ) - Chủ động trong tiếp thu văn hoá ( Vừa tiếp thu tinh hoa VH nhân loại, phê phán những tiêu cực của CNTB) - Có định hướng: Tiếp thu nhưng không hề làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. * Vẻ đẹp phong cách văn hóa HCM: + Có nhu cầu cao về văn hoá + Có năng lực văn hoá + Có quan điểm rõ ràng về văn hoá + Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá =>Điều kì lạ và quan trọng nhất trong phong cách của HCM là: “ Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm …rất hiện đại..” * Những ảnh hưởng quốc tế: Bác tiếp thu các giá trị VH nhân loại-> VH của Bác mang tính nhân loại. * Cái gốc VHDT: Bác giữ vững các giá trị VH nước nhà -> VH của Bác cũng mang đậm bản sắc dân tộc. - Đó là sự đan xen kết hợp hài hoà, bổ sung, sáng tạo 2 nguồn VH nhân loại và Dân tộc trong tri thức văn hoá HCM. =>Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Đó là kiểu mẫu tinh thần tiếp cận văn hoá ở HCM Truyền thống – hiện đại, Phương Đông – Phương Tây Xưa – Nay, DT – Quốc Tế Vĩ đại – Bình dị Sự kết hợp hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN *NT: So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận đã mang đến tính khách quan, khơi gợi. Người đọc cảm xúc, tự hào, tin tưởng. |
Thầy Cô them khảo chi tiết, nhiều hơn ở file đính kèm. Miễn phí!
(Bạn phải đăng nhập/đăng ký tài khoản để tải xuống, hướng dẫn TẠI ĐÂY)
Tài liệu sưu tầm