CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Nội dung 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
I. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản
1. Vị trí địa lí
a. Đặc điểm
- Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
- Tiếp giáp: với nhiều nước cả trên đất liền và trên biển (Atlat trang 4,5 )
- Tọa độ địa lí
+ Phần đất liền:
* 8o34’B(cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)=> 23o23’B(cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
* 102o09’Đ (cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)=> 109o24’Đ(cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.)
+ Trên vùng biển: kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7
b. Ý nghĩa của vị trí địa lí VN
- Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú:
+ Tự nhiên có sự phân hóa đa dạng
+ Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, ngập lụt,…
- Ý nghĩa kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng.
+ Về kinh tế: Vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài
+ Về văn hoá-xã hội: Vị trí đia lí tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực
- Về chính trị và quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2. Phạm vi lãnh thổ.
=> Là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
a. Vùng đất:
- Bao gồm: toàn bộ phần đất liền và hải đảo ở nước ta
- Diện tích: 313.212 km2 (Átlat trang 30)
- Đường biên giới trên bộ chung với các nước dài trên 4600 km giáp Trung Quốc, Lào và Camphuchia
- Đảo: hơn 4000 đảo với 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Vùng biển
- Diện tích trên 1 triệu km2
- Tiếp giáp vùng biển của 8 quốc gia ( atlat)
- Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế ( mặt nước)
và thềm lục địa ( đáy biển)
c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ
Nguồn: Tổng hợp
Sửa lần cuối: