Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ăng-giôn-ra nói:
- Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.
Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.
Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.
- Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi.
- Em nhặt cho đầy giỏ đây!
- Cậu không thấy đạn réo à?
Ga-vrốt trả lời:
- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?
Cuốc-phây-rắc thét lên:
- Vào ngay!
- Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.
Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Theo HUY-GÔ
Câu 1. Dòng nào dưới đây là câu nói của Ăng-giôn-ra?
a. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn quá mười viên đạn.
b. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn đến mười viên đạn.
c. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn mười viên đạn.
Câu 2. Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
a. Để nhặt súng của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân.
b. Để nhặt đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
a. Dưới làn mưa đạn, Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân.
b. Mặc dầu Cuốc-phây-rắc thét giục Ga-vrốt quay trở vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn cố nán lại để nhặt được nhiều đạn hơn.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần?
a. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga-vrốt.
b. Vì trong khói lửa mịt mù, thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện, Ga-vrốt nhanh nhẹn, đạn của kẻ thù không bắn trúng cậu.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5. Chi tiết nào miêu tả sự nhanh nhẹn của Ga-vrốt?
a. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
b. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn.
c. Thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện trong khói lửa mịt mù.
Câu 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
a. Những người quả cảm.
b. Khám phá thế giới.
c. Tình yêu cuộc sống.
Câu 7. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì?
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần.
a. Dùng để giới thiệu.
b. Dùng để nhận định.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 8. Giải nghĩa các thành ngữ sau bằng cách nối?
Câu 9. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tính cách của Ga-vrốt?
a. Nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại hiểm nguy.
b. Nhanh nhẹn, xinh xắn, đáng yêu như thiên thần.
c. Láu cá, khôn lỏi và sợ hãi trước quân địch.
d. Nhút nhát, rụt rè, chậm chạp và lười biếng.
Câu 10. Nội dung của bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy là gì?
a. Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.
b. Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
c. Ca ngợi lòng trung thành của chú bé Ga-vrốt.
d. Nói lên sự ác liệt của cuộc chiến tranh.
Nguồn: Tổng hợp