Giáo Án Mới
Cộng tác viên
- Điểm
- 0
Phiếu 1:
I – Bài tập về đọc hiểu
Hòn Đá và Chim Ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu.
Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:
- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.
Chim Ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi!
Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích:
- Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay!
Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết.
Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu?
a- Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng
b- Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng
c- Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao
Câu 2. Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá?
a- Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá
b- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui
c- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được
Câu 3. Hòn Đá bay bằng cách nào?
a- Tự chuyển mình
b- Nhờ Chim Ưng đẩy
c- Nhờ luồn gió thổi
Câu (4). Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
a- Không nên kiêu căng thách đố người khác
b- Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận
c- Không coi thường khả năng của người khác
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Tìm và viết đúng chính tả:
a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)
……………………………………………………
- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)
……………………………………………………
b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)
……………………………………………………
- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)
……………………………………………………
Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.
(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)
Câu 3. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau:
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
Câu 4. a) Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện:
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè.
Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước…)? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? … (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Nguồn: Tổng hợp
I – Bài tập về đọc hiểu
Hòn Đá và Chim Ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu.
Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:
- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.
Chim Ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi!
Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích:
- Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay!
Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết.
Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu?
a- Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng
b- Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng
c- Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao
Câu 2. Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá?
a- Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá
b- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui
c- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được
Câu 3. Hòn Đá bay bằng cách nào?
a- Tự chuyển mình
b- Nhờ Chim Ưng đẩy
c- Nhờ luồn gió thổi
Câu (4). Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
a- Không nên kiêu căng thách đố người khác
b- Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận
c- Không coi thường khả năng của người khác
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Tìm và viết đúng chính tả:
a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)
……………………………………………………
- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)
……………………………………………………
b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)
……………………………………………………
- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)
……………………………………………………
Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.
(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)
Câu 3. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau:
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
Câu 4. a) Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện:
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè.
Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước…)? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? … (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Nguồn: Tổng hợp