SKKN Lớp 5: "Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm"

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
* Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Đối với môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học nó không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Việt.Vì nhà trường có nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng với tư cách là một môn học độc lập Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat động của ngôn ngữ). Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật. Trong văn học HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Việt giúp HS có nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng. Mặt khác ngôn ngữ Tiếng Việt còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ. Cho nên dạy Cung cấp thêm cho các trường miền quê tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học phù hợp. Trong khi dạy Tiếng Việt tiếng là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học. Dạy Tiếng Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập. Ngược lại hiểu sâu sắc về Tiếng Việt lại tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS. Kết hợp giữa dạy Luyện từ và câu và dạy Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện,… sẽ tạo được hiệu quả cao môn Tiếng Việt. Để đạt được hiệu quả môn Luyện từ và câu đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy ở mọi nơi mọi lúc trong tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ. Phân môn Luyện từ và câu là phân môn mang tính tổng hợp cao, nó có vai trò quan trọng trong môn Tiếng Việt.

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Trong khi đó, các em học yếu thì rất “ngán” học phân môn này.

Với học sinh lớp năm, việc rèn kĩ năng Luyện từ và câu cho các em là cần thiết. Học tốt Luyện từ và câu sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt môn Tiếng Việt nói chung, các môn học khác ở Tiểu học nói riêng và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em học tốt Luyện từ và câu sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp của Tiếng Việt.

Thực tế có nhiều GV không ngừng say sưa tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới; nhưng cũng thật đáng buồn vì còn có một số ít ngừơi còn coi nhẹ vấn đề này. Mặt khác chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng. Đến trường là một bước ngoặt lớn của các em, trong đó họat động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tỉnh cảm của mình còn quá ít. Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm. Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó. Mặt khác HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng đúng đắn và dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt.

Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có một số tồn tại sau:

+ GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn máy móc, rập khuôn và sơ sài. Chỉ bó hẹp trong phạm vi SGK. Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều luống cuống và nhầm lẫn.

+ Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh chủ động tiếp thu bài, còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách hiểu của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học.

+ Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu như GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp

Phải chăng những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi GV tự dấu đi những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường sư phạm rồi dần dần đánh mất. Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua việc dạy - học lớp 5, năm nay tôi mạnh dạn chọn đề tài:

“Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm”.

Nhằm giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Việt. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 5 học tốt Luyện từ và câu nói riêng. Tuy là bước đầu nhưng tôi mạnh dạn nêu lên và mong được sự ủng hộ quan tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi được hoàn thiện hơn về kinh nghiệm này.
Nguồn: Sưu tầm.
 

Đính kèm

  • SKKN giup HS lop 5 phan biet tu dong nghia tu nhieu nghia tu dong am.doc
    525 KB · Lượt xem: 4

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top