Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
NHỮNG CƠN SỐT ĐẤT VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ TÀN PHÁ THẾ HỆ THANH NIÊN NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC THẾ NÀO?

IMG_20230103_233048_363.jpg


Nhật Bản những năm 1970-1980s phát triển thần tốc, lịch sử ghi nhận đó là thời kỳ “Phép màu kinh tế Nhật Bản”. Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới, của cải người Nhật làm ra nhiều đến nỗi họ chuyển chúng vào “đất, BĐS”.

Những năm 1990s, giá thị thị trường của BĐS ở Nhật Bản được thổi lên với mức giá cao ngất ngưởng khó tin. Người Nhật khi đó tự hào quy giá trị BĐS ở Tokyo có giá lớn hơn tất cả các thành phố lớn của Mỹ cộng lại.

Nhưng rồi chỉ 20 năm sau, những hậu quả với nền kinh tế và xã hội đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật bản. Do giá BĐS quá cao đã khiến cho một bộ phận lớn thế hệ thanh niên Nhật Bản không có khả năng mua nhà để ở, rồi cùng với kinh tế trì trệ, thế hệ thanh niên đó đã chọn lối sống “3 không” đó là: không tiền tiết kiệm, không mua nhà ở, không sinh con. Dân số Nhật Bản trở nên già hoá vì nhiều thanh niên chọn sống “3 không”.

Trung Quốc phát triển thần tốc trong giai đoạn 1990-2010s. Lịch sử cũng ghi nhận thời kỳ này là “Phép màu Trung Hoa” khi nền kinh tế Trung Quốc vươn lên số 2 thế giới. Và ở đây lúc này các tập đoàn lớn và người dân lại đổ dồn vào thị trường BĐS, làm cho giá trị thị trường BĐS tăng cao. Trung Hoa tự hào với những đại tập đoàn BĐS như Hằng Đại, Quốc An…

Nhưng rồi chỉ 15 năm sau, những hậu quả xã hội khi giá BĐS cao đã hiện rõ. Trung Quốc xuất hiện một bộ phận thanh niên sống ”4 không” đó là: không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con.

Thế hệ thanh niên “4 không” này còn được gọi là thế hệ “Nằm yên, mặc kệ đời”. Và cũng thật trùng hợp khi lúc này ở TQ, người ta đưa ra lý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa”. Rõ ràng muốn có những giấc mộng thì phải nằm yên. Vì ở TQ thanh niên ”4 không” nhiều nên góp phần phát sinh tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ em. Có thể gây bất ổn xã hội trong tương lai.

Từ 2 câu chuyện trên có thể thấy thổi giá BĐS lên cao chính là đang “ăn hết phần con cháu tương lai sau này” .

Bạn nghĩ sao về điều này?

Theo Le Phuong
 
Bài viết đã phản ánh rõ thực trạng mà báo chí đã đề cập nhiều năm gần đây. Và tại Việt Nam mình cũng râm ran câu chuyện giá đất cao và chuyện giảm sinh.

Ngay tại Lục Ngạn giờ giá đất cũng khá cao, người trả tụi mình tích lũy rất lâu. Ai xây nhà mà không được hỗ trợ từ bố mẹ thì rất dễ lâm vào cảnh nợ nần.
 
Nghèo là nỗi ám ảnh vô cùng


------------------------------
Tôi sinh ra và lớn lên tại một miền quê, nhà tôi nghèo. Để được đi học và có công việc hiện tại, đó là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực rất nhiều. Hiện tại thu nhập của tôi là 37 triệu đồng một tháng, trong tài khoản tiết kiệm có 400 triệu đồng.

Mẹ tôi ở quê trồng và bán rau, thu nhập chỉ 15-20 nghìn đồng một ngày. Tôi làm ra tiền, có tiền tiết kiệm nhưng có lẽ do ám ảnh cái nghèo nên tôi không dám tiêu xài.

Nhiều lúc chạy ngang quán bún bò bình dân, giá chỉ 35.000 đồng một tô mà tôi không nỡ ăn vì nghĩ đến mẹ ở quê bán rau cả ngày cũng chưa kiếm được chừng ấy.

Tôi vẫn đi con xe máy cà tàng, xài điện thoại cũ. Nếu mua điện thoại xịn thì cũng được thôi, nhưng tôi ngại vì nó không phù hợp với hoàn cảnh gia đình, sợ hàng xóm biết thì lại phê bình mẹ già, cháu nheo nhóc mà ăn xài sang.

Quần áo tôi cũng rất ít mua, thường mua loại rẻ tiền. Bạn gái biết chuyện, bảo tôi cứ mạnh dạn xài, đầu tư cho bản thân đi, làm ra tiền thì cũng nên xài cho biết, miễn sao không lố là được. Nhưng mỗi lần mua món gì đó, nhìn giá tiền rồi nghĩ đến những gánh rau trị giá vài chục nghìn đồng của mẹ, tôi lại thở dài.

Có phải tôi suy nghĩ quá nhiều rồi không? Về cảm giác tội lỗi khi tiêu xài tiền, dù chính mình làm ra?

Theo: VnExpress
 
6 năm trước, người đàn ông ở Bắc Giang, làm ăn thua lỗ, phá sản, phải bán nhà, đất ở quê để trả nợ. Cú sốc khiến anh rơi vào trầm cảm nặng, phải uống thuốc và trị liệu tâm lý. Khi thu nhập dần ổn định, bắt đầu vực dậy được kinh tế, Kiên vẫn bị tâm lý sợ tiền ám ảnh, không dám sử dụng tiền. Người đàn ông gần như không muốn chi tiêu bất kỳ khoản gì, tích trữ mì gói và thực phẩm giá rẻ trong nhà để ăn dần, các hóa đơn điện nước thường xuyên chậm thanh toán.

Dần dần, nỗi sợ lan sang các đồ vật có giá trị như trang sức, vàng, kim cương hoặc các vật dụng đắt tiền khác. Khi chứng kiến người khác tiêu tiền một cách phù phiếm, lãng phí, cơn giận trong anh Kiên cũng bị kích hoạt.

Anh từ chối mọi mối quan hệ xã giao để hạn chế phải tiêu tiền, trở nên thu mình, khép kín, suy nghĩ tiêu cực, được người nhà đưa đến Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, hồi giữa tháng 8.

Bác sĩ nói đa số mọi người đều có nỗi lo về tiền bạc, nhưng một số ít mắc chứng tâm lý đặc biệt, còn gọi Chrometophobia - sợ tiền.

Chrometophobia là một dạng ám ảnh đặc biệt với cảm giác sợ hãi, lo lắng cực độ khi tiếp xúc với tiền, hoặc thậm chí khi nghĩ về tiền bạc. Chưa có thống kê về tỷ lệ mắc bệnh, song bác sĩ nhận định bệnh khá hiếm gặp, trường hợp trên là bệnh nhân đầu tiên bà từng tiếp nhận tư vấn điều trị.

Nguồn VTV
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời lần cuối từ
Nội Thất Mekongwood,
Trả lời
6
Lượt xem
100

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top