NHỮNG CƠN SỐT ĐẤT VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ TÀN PHÁ THẾ HỆ THANH NIÊN NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC THẾ NÀO?
Nhật Bản những năm 1970-1980s phát triển thần tốc, lịch sử ghi nhận đó là thời kỳ “Phép màu kinh tế Nhật Bản”. Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới, của cải người Nhật làm ra nhiều đến nỗi họ chuyển chúng vào “đất, BĐS”.
Những năm 1990s, giá thị thị trường của BĐS ở Nhật Bản được thổi lên với mức giá cao ngất ngưởng khó tin. Người Nhật khi đó tự hào quy giá trị BĐS ở Tokyo có giá lớn hơn tất cả các thành phố lớn của Mỹ cộng lại.
Nhưng rồi chỉ 20 năm sau, những hậu quả với nền kinh tế và xã hội đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật bản. Do giá BĐS quá cao đã khiến cho một bộ phận lớn thế hệ thanh niên Nhật Bản không có khả năng mua nhà để ở, rồi cùng với kinh tế trì trệ, thế hệ thanh niên đó đã chọn lối sống “3 không” đó là: không tiền tiết kiệm, không mua nhà ở, không sinh con. Dân số Nhật Bản trở nên già hoá vì nhiều thanh niên chọn sống “3 không”.
Trung Quốc phát triển thần tốc trong giai đoạn 1990-2010s. Lịch sử cũng ghi nhận thời kỳ này là “Phép màu Trung Hoa” khi nền kinh tế Trung Quốc vươn lên số 2 thế giới. Và ở đây lúc này các tập đoàn lớn và người dân lại đổ dồn vào thị trường BĐS, làm cho giá trị thị trường BĐS tăng cao. Trung Hoa tự hào với những đại tập đoàn BĐS như Hằng Đại, Quốc An…
Nhưng rồi chỉ 15 năm sau, những hậu quả xã hội khi giá BĐS cao đã hiện rõ. Trung Quốc xuất hiện một bộ phận thanh niên sống ”4 không” đó là: không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con.
Thế hệ thanh niên “4 không” này còn được gọi là thế hệ “Nằm yên, mặc kệ đời”. Và cũng thật trùng hợp khi lúc này ở TQ, người ta đưa ra lý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa”. Rõ ràng muốn có những giấc mộng thì phải nằm yên. Vì ở TQ thanh niên ”4 không” nhiều nên góp phần phát sinh tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ em. Có thể gây bất ổn xã hội trong tương lai.
Từ 2 câu chuyện trên có thể thấy thổi giá BĐS lên cao chính là đang “ăn hết phần con cháu tương lai sau này” .
Bạn nghĩ sao về điều này?
Theo Le Phuong
Nhật Bản những năm 1970-1980s phát triển thần tốc, lịch sử ghi nhận đó là thời kỳ “Phép màu kinh tế Nhật Bản”. Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới, của cải người Nhật làm ra nhiều đến nỗi họ chuyển chúng vào “đất, BĐS”.
Những năm 1990s, giá thị thị trường của BĐS ở Nhật Bản được thổi lên với mức giá cao ngất ngưởng khó tin. Người Nhật khi đó tự hào quy giá trị BĐS ở Tokyo có giá lớn hơn tất cả các thành phố lớn của Mỹ cộng lại.
Nhưng rồi chỉ 20 năm sau, những hậu quả với nền kinh tế và xã hội đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật bản. Do giá BĐS quá cao đã khiến cho một bộ phận lớn thế hệ thanh niên Nhật Bản không có khả năng mua nhà để ở, rồi cùng với kinh tế trì trệ, thế hệ thanh niên đó đã chọn lối sống “3 không” đó là: không tiền tiết kiệm, không mua nhà ở, không sinh con. Dân số Nhật Bản trở nên già hoá vì nhiều thanh niên chọn sống “3 không”.
Trung Quốc phát triển thần tốc trong giai đoạn 1990-2010s. Lịch sử cũng ghi nhận thời kỳ này là “Phép màu Trung Hoa” khi nền kinh tế Trung Quốc vươn lên số 2 thế giới. Và ở đây lúc này các tập đoàn lớn và người dân lại đổ dồn vào thị trường BĐS, làm cho giá trị thị trường BĐS tăng cao. Trung Hoa tự hào với những đại tập đoàn BĐS như Hằng Đại, Quốc An…
Nhưng rồi chỉ 15 năm sau, những hậu quả xã hội khi giá BĐS cao đã hiện rõ. Trung Quốc xuất hiện một bộ phận thanh niên sống ”4 không” đó là: không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con.
Thế hệ thanh niên “4 không” này còn được gọi là thế hệ “Nằm yên, mặc kệ đời”. Và cũng thật trùng hợp khi lúc này ở TQ, người ta đưa ra lý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa”. Rõ ràng muốn có những giấc mộng thì phải nằm yên. Vì ở TQ thanh niên ”4 không” nhiều nên góp phần phát sinh tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ em. Có thể gây bất ổn xã hội trong tương lai.
Từ 2 câu chuyện trên có thể thấy thổi giá BĐS lên cao chính là đang “ăn hết phần con cháu tương lai sau này” .
Bạn nghĩ sao về điều này?
Theo Le Phuong