Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta .
2. Kĩ năng
-Nhận xét sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định vị trí một số điểm CN, trung tâm CN, các vùng CN nước ta.
3. Thái độ
Không đồng tình với một số điểm CN, khu CN không tuân thủ luật bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Atlat địa lí VN
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ – 5 phút
Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ?
a) Có thế mạnh lâu dài
- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…
- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cớ sở vật chất - kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…
b) Đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Về mặt kinh tế.
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
- Về mặt xã hội.
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.
c) Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công ngiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hóa chất, cơ khí, thúc đẩy hoạt động thương mại.
3. Tiến trình - 35 phút
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điều tất yếu. Thế nhưng việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta đã diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của đất nước ……..
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức tổ chức công nghiệp chủ yếu - 30 phút
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: dạy học hợp tác, đàm thoại; khai thác hình ảnh
4. Tổng kết, đánh giá -4':
Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được là hai trung tâm công nghiệp lớn vì:
- Gắn với hai đô thị lớn ở nước ta.
- Tập trung nhiều ngành CN, trong đó, nổi lên các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. (Cho ví dụ)
- Có tỉ trọng công nghiệp cao.
- Có ý nghĩa rất lớn đối với vùng và cả nước.
5. Hướng dẫn về nhà – 1':
- học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 29 – Thực hành,
Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta .
2. Kĩ năng
-Nhận xét sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định vị trí một số điểm CN, trung tâm CN, các vùng CN nước ta.
3. Thái độ
Không đồng tình với một số điểm CN, khu CN không tuân thủ luật bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Atlat địa lí VN
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../34 | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../45 | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ?
a) Có thế mạnh lâu dài
- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…
- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cớ sở vật chất - kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…
b) Đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Về mặt kinh tế.
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
- Về mặt xã hội.
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.
c) Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công ngiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hóa chất, cơ khí, thúc đẩy hoạt động thương mại.
3. Tiến trình - 35 phút
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điều tất yếu. Thế nhưng việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta đã diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của đất nước ……..
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại
PHƯƠNG PHÁP | Nội dung |
Giáo viên giới thiệu về khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu lên ý nghĩa của TCLTCN đối với sự phát triển kinh tế . | I.Khái niệm - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là công cụ hữu ích trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. |
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: dạy học hợp tác, đàm thoại; khai thác hình ảnh
Hoạt động của HS, GV | Nội dung chính |
- Bước 1: giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ Đọc SGK, và sử dụng Atslat ĐLVN trang CN chung để tìm hiểu: + Đặc điểm chung –(đọc để hiểu) + Đặc điểm phân bố ở nước ta – (trọng tâm) + Ví dụ cụ thể Nhóm 1: Điểm công nghiệp. Nhóm 2: Khu công nghiệp. Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp. Nhóm 4: Vùng công nghiệp. - Bước 2: thảo luận nhóm - Bước 3: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung GV tập trung phần khu Công nghiệp tập trung Vùng công nghiệp – sử dụng Bản đồ CN và GTVT, hướng dẫn HS sd Atslat trang CN chung để xác định, giới thiệu các trung tâm công nghiệp của mỗi vùng =>Bài tập: Thu thập thông tin và phân tích hậu quả ô nhiễm chất thải CN nói chung, ở địa phương | II.Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp - Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục) - Phân bố: các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên. 2. Khu công nghiệp - Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục) - Được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỉ XX). Đến tháng 08-2007: 150 KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao. Phân bố: phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế. 3. Trung tâm công nghiệp - Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục) - Phân loại. + Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có: • Trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. • Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… • Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, + Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp • Rất lớn (TP. Hồ Chí Minh). • Lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu,…) • Trung bình (Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…) 4. Vùng công nghiệp: - Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục) - Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp SGK |
Đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm công nghiệp | 2. Khu công nghiệp tập trung | 3. Trung tâm công nghiệp | 4. Vùng công nghiệp |
- Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. - Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp - Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. | - Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay... -Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất. -Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. | - Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi. - Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ. - Có các xí nghiệp nòng cốt | - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. |
4. Tổng kết, đánh giá -4':
Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được là hai trung tâm công nghiệp lớn vì:
- Gắn với hai đô thị lớn ở nước ta.
- Tập trung nhiều ngành CN, trong đó, nổi lên các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. (Cho ví dụ)
- Có tỉ trọng công nghiệp cao.
- Có ý nghĩa rất lớn đối với vùng và cả nước.
5. Hướng dẫn về nhà – 1':
- học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 29 – Thực hành,