Tiết 30 Bài 28 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp,địa lý 12

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu


1.Kiến thức

- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta .

2. Kĩ năng

-Nhận xét sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định vị trí một số điểm CN, trung tâm CN, các vùng CN nước ta.

3. Thái độ

Không đồng tình với một số điểm CN, khu CN không tuân thủ luật bảo vệ môi trường.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Atlat địa lí VN

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức – 1 phút


Lớp 12A3Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../34Vắng: ........................................
Lớp 12A2Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../45Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ – 5 phút

Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ?

a) Có thế mạnh lâu dài


- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…

- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cớ sở vật chất - kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…

b) Đem lại hiệu quả kinh tế cao

- Về mặt kinh tế.

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

- Về mặt xã hội.

+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.

c) Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác

+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công ngiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hóa chất, cơ khí, thúc đẩy hoạt động thương mại.



3. Tiến trình - 35 phút


Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điều tất yếu. Thế nhưng việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta đã diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của đất nước ……..

Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3 phút

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại

PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
Giáo viên giới thiệu về khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu lên ý nghĩa của TCLTCN đối với sự phát triển kinh tế .

I.Khái niệm

-
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là công cụ hữu ích trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức tổ chức công nghiệp chủ yếu - 30 phút

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: dạy học hợp tác, đàm thoại; khai thác hình ảnh

Hoạt động của HS, GV
Nội dung chính
- Bước 1: giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ
Đọc SGK, và sử dụng Atslat ĐLVN trang CN chung để tìm hiểu:
+ Đặc điểm chung –(đọc để hiểu)
+ Đặc điểm phân bố ở nước ta –
(trọng tâm)
+ Ví dụ cụ thể
Nhóm 1: Điểm công nghiệp.
Nhóm 2: Khu công nghiệp.
Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp.
Nhóm 4: Vùng công nghiệp.
- Bước 2: thảo luận nhóm
- Bước 3: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung

GV tập trung phần khu Công nghiệp tập trung

















Vùng công nghiệp – sử dụng Bản đồ CN và GTVT, hướng dẫn HS sd Atslat trang CN chung để xác định, giới thiệu các trung tâm công nghiệp của mỗi vùng

=>Bài tập: Thu thập thông tin và phân tích hậu quả ô nhiễm chất thải CN nói chung, ở địa phương

II.Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp

- Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục)
- Phân bố: các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.

2. Khu công nghiệp

- Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục)

- Được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỉ XX). Đến tháng 08-2007: 150 KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao.
Phân bố: phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế.

3. Trung tâm công nghiệp
- Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục)
- Phân loại.
+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có:
• Trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
• Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
• Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,
+ Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp
• Rất lớn (TP. Hồ Chí Minh).
• Lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu,…)
• Trung bình (Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…)

4. Vùng công nghiệp:
- Đặc điểm: (bảng thông tin cuối mục)
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp
SGK
Đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp
2. Khu công nghiệp
tập trung
3. Trung tâm công nghiệp
4. Vùng công nghiệp
- Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
- Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp
- Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác.
- Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay...
-Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
-Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
- Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi.
- Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công
nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.
- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.


4. Tổng kết, đánh giá -4':

Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được là hai trung tâm công nghiệp lớn vì
:

- Gắn với hai đô thị lớn ở nước ta.

- Tập trung nhiều ngành CN, trong đó, nổi lên các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. (Cho ví dụ)

- Có tỉ trọng công nghiệp cao.

- Có ý nghĩa rất lớn đối với vùng và cả nước.

5. Hướng dẫn về nhà – 1':

- học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Chuẩn bị bài 29 – Thực hành,
 

Đính kèm

Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Theo Viện Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), tính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam hiện có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập.

Tình hình phát triển KCN, KKT năm 2013


Đối với các KCN, trong năm 2013, có 5 KCN mới được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (CNĐT) với tổng diện tích tăng thêm là 1.578 ha, 03 KCN được điều chỉnh tăng diện tích (1.015 ha) và 05 KCN do hoạt động không đúng tiến độ đã bị thu hồi Giấy CNĐT với tổng diện tích 2.243 ha, trong đó, tổng diện tích đất KCN tăng thêm cả năm là 350 ha.



Lũy kế đến nay, trên cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó, 191 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.008 ha.Trong năm 2013 đã đưa thêm 06 KCN đi vào hoạt động. Đối với KKT, trong năm 2013, số lượng và diện tích các KKT ven biển được giữ ổn định ở mức 15 KKT với tổng diện tích (mặt đất và mặt nước) là hơn 697.800 ha.

Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng KCN

Đến cuối năm 2013, trong số cả nước có 289 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN , trong đó có 26 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 153 dự án đầu tư trong nước đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động. Các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản và chủ yếu là các KCN được thành lập từ năm 2009 trở lại đây.

Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN tăng thêm trong năm 2013 là 938 triệu USD (tương đương 33%) và 27.680 tỷ đồng (tương đương 18%) so với năm 2012. Tổng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm trong năm 2013 là 846 triệu USD và 4.950 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.738 triệu USD và 178.920 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.046 triệu USD và 74.953 tỷ đồng, tương ứng 55% và 42% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.

Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng KKT

Đến hết năm 2013, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 165.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước khoảng 148.000 tỷ đồng (chiếm 88% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài đạt xấp xỉ 17.000 tỷ đồng (chiếm 12% tổng vốn đầu tư). Mặc dù, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước năm 2013 còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KKT vẫn có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2013, các KCN, KKT của cả nước đã thu hút được 19.942 triệu USD, chiếm 50% tổng số lượt dự án và hơn 90% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm, tăng 2,47 lần so với cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ ưu thế của các KCN, KKT trong việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời lần cuối từ
Huyền Trang,
Trả lời
1
Lượt xem
590

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top