Tiết 33 Giáo án Lịch Sử 9 Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Tiết 33 Bài 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) (TT)
(Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực)


I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

2. kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và các tranh ảnh lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử, những hoạt động của địch của ta trong thời kì này.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,...

+ Phân tích, so sánh, liên hệ, vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, sử dụng lược đồ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

III. PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh ảnh, máy chiếu…

- Tài liệu tham khảo.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:


(Linh hoạt kết hợp với giới thiệu bài mới thông qua trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”)

3. Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)

1. Mục tiêu:


- Kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của HS.

- Thông qua câu hỏi, khơi gợi HS liên tưởng những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp -> dẫn dắt vào bài mới.

2. Phương thức: GV mời HS chơi trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”. GV quy định rõ thể thức trò chơi. HS nắm thể thức trò chơi.

Có 4 câu hỏi (giành kiểm tra kiến thức bài cũ) , HS sẽ lật mở 4 mảnh ghép này để đoán bức nội dung và tìm ra mật mã lịch sử.

3. Dự kiến sản phẩm:

- GV chuẩn bị nội dung, thể thức trò chơi.

- HS được quyền chọn một câu hỏi bất kỳ, mỗi một câu hỏi là một nội dung kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, nếu trả lời đúng thì các nội dung lần lượt được mở, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền chơi cho bạn khác....Khi các nội dung lần lượt mở ra, HS được quyền đoán được mật mã lịch sử.

HS trả lời -> GV chốt ý, quyết định điểm của các em thông qua trò chơi và dẫn vào bài mới.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HĐ 1: Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947
* Mục tiêu:

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
* Phương thức: Hoạt động nhóm, cac nhân
* Tổ chức hoạt động:
- Em hãy trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công Việt Bắc ?

-
Để thực hiện âm mưu đó Pháp đã có những hành động gì ?




- Dựa vào nội dung và lược đồ Hình 45 SGK, hãy trình bày diễn biến Cuộc chiến đấu của quân dân ta bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc ?
Hoạt động nhóm
B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm lẻ: (1,3)
Chiến dịch Việt Bắc ta đã thu được kết quả như thế nào ?
- Nhóm chẵn: (2,4)
Chiến dịch Việt Bắc ta để ý nghĩa như thế nào ?
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

HĐ 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
* Mục tiêu:

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân
* Tổ chức hoạt động:
-
Sau khi thất bại ở Việt Bắc, Pháp đã có âm mưu gì đối với Đông Dương ?
Hoạt động nhóm
B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
Dựa vào nội dung sgk trang 108 và 109 hãy vẽ Sơ đồ tư duy “Đảng và Chính phủ đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện năm 1947”.
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Cho học sinh thấy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta, Hồ Chí Minh.
III. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

a. Âm mưu:
+ Thực hiện “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
+ Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực.
+ Khoá chặt biên giới Việt Trung để cô lập Việt Bắc.
b. Diễn biến:
- Học SGK, phần chữ in nghiêng trang 106 và 107
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
a. Diễn biến:

- Ta đánh nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích.
- Đường bộ: Ta phục kích ở đường số 4 thắng lớn ở đèo Bông Lau.
- Đường thuỷ: Ta thắng lớn trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.


b. Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu: Căn cứ Việt Bắc được giữ vững, đầu não kháng chiến an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.


c. Ý nghĩa:
- Cổ vũ thêm tinh thần và sức mạnh cho quân và dân ta.



IV. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Pháp thực hiện dùng người Việt đánh tranh.
- Ta thực hiện: “Đánh lâu dài”. Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tăng cường lực lượng vũ trang.
+ Đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
- Thực hiện:
+ Quân sự: vận động vũ trang toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Chính trị: năm 1948 tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân. Tháng 6/1949 thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
+ Ngoại giao: Năm 1950 một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
+ Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
+ Giáo dục: Tháng 7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:


- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

2. Phương thức: HS trả lời câu hỏi

- Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947 qua lược đồ ?

3. Dự kiến sản phẩm:

GV quan sát cách trình bày của HS. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

-
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.

2. Phương thức:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ?

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Hình ảnh hoặc tư liệu về bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Tiết 33 Bài 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

2. kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và các tranh ảnh lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử, những hoạt động của địch của ta trong thời kì này.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,...

+ Phân tích, so sánh, liên hệ, vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, sử dụng lược đồ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

III. PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh ảnh, máy chiếu…

- Tài liệu tham khảo.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:


(Linh hoạt kết hợp với giới thiệu bài mới thông qua trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”)

3. Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)

1. Mục tiêu:


- Kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của HS.

- Thông qua câu hỏi, khơi gợi HS liên tưởng những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp -> dẫn dắt vào bài mới.

2. Phương thức: GV mời HS chơi trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”. GV quy định rõ thể thức trò chơi. HS nắm thể thức trò chơi.

Có 4 câu hỏi (giành kiểm tra kiến thức bài cũ) , HS sẽ lật mở 4 mảnh ghép này để đoán bức nội dung và tìm ra mật mã lịch sử.

3. Dự kiến sản phẩm:

- GV chuẩn bị nội dung, thể thức trò chơi.

- HS được quyền chọn một câu hỏi bất kỳ, mỗi một câu hỏi là một nội dung kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, nếu trả lời đúng thì các nội dung lần lượt được mở, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền chơi cho bạn khác....Khi các nội dung lần lượt mở ra, HS được quyền đoán được mật mã lịch sử.

HS trả lời -> GV chốt ý, quyết định điểm của các em thông qua trò chơi và dẫn vào bài mới.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HĐ 1: Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947
* Mục tiêu:

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
* Phương thức: Hoạt động nhóm, cac nhân
* Tổ chức hoạt động:
- Em hãy trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công Việt Bắc ?

-
Để thực hiện âm mưu đó Pháp đã có những hành động gì ?




- Dựa vào nội dung và lược đồ Hình 45 SGK, hãy trình bày diễn biến Cuộc chiến đấu của quân dân ta bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc ?
Hoạt động nhóm
B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm lẻ: (1,3)
Chiến dịch Việt Bắc ta đã thu được kết quả như thế nào ?
- Nhóm chẵn: (2,4)
Chiến dịch Việt Bắc ta để ý nghĩa như thế nào ?
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

HĐ 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
* Mục tiêu:

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân
* Tổ chức hoạt động:
-
Sau khi thất bại ở Việt Bắc, Pháp đã có âm mưu gì đối với Đông Dương ?
Hoạt động nhóm
B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
Dựa vào nội dung sgk trang 108 và 109 hãy vẽ Sơ đồ tư duy “Đảng và Chính phủ đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện năm 1947”.
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Cho học sinh thấy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta, Hồ Chí Minh.
III. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

a. Âm mưu:
+ Thực hiện “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
+ Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực.
+ Khoá chặt biên giới Việt Trung để cô lập Việt Bắc.
b. Diễn biến:
- Học SGK, phần chữ in nghiêng trang 106 và 107
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
a. Diễn biến:

- Ta đánh nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích.
- Đường bộ: Ta phục kích ở đường số 4 thắng lớn ở đèo Bông Lau.
- Đường thuỷ: Ta thắng lớn trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.


b. Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu: Căn cứ Việt Bắc được giữ vững, đầu não kháng chiến an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.


c. Ý nghĩa:
- Cổ vũ thêm tinh thần và sức mạnh cho quân và dân ta.



IV. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Pháp thực hiện dùng người Việt đánh tranh.
- Ta thực hiện: “Đánh lâu dài”. Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tăng cường lực lượng vũ trang.
+ Đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
- Thực hiện:
+ Quân sự: vận động vũ trang toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Chính trị: năm 1948 tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân. Tháng 6/1949 thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
+ Ngoại giao: Năm 1950 một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
+ Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
+ Giáo dục: Tháng 7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:


- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

2. Phương thức: HS trả lời câu hỏi

- Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947 qua lược đồ ?

3. Dự kiến sản phẩm:

GV quan sát cách trình bày của HS. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

-
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.

2. Phương thức:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ?

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Hình ảnh hoặc tư liệu về bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
Giáo án chi tiết.
 
Hai ngày sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, trong cuộc gặp các Khu trưởng và Đại đội trưởng tự vệ thành Hà Nội tại Toà Thị chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Kí Hiệp định đình chiến này không phải là đã hết chiến tranh đâu... Trái lại, hơn bao giờ hết, ta phải luôn luôn chuẩn bị để bồi dưỡng lực lượng, nâng cao tinh thần kháng chiến của toàn dân để đối phó với những việc bất ngờ bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Tinh thần kháng chiến, sự chuẩn bị chu đáo phải là thường trực tiếp tục không một giây, một phút nào ngừng..."1.

Đúng như sự phán đoán của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp đã bội ước.

Chúng lập ra "Chính phủ Nam Kì tự trị" (l-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu, nhằm tách Nam Kì ra khỏi nước Việt Nam thống nhất. Các cuộc hành binh lấn chiếm của quân Pháp diễn ra liên tiếp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Ngày 19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập dưới sự chủ toạ của Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị nhận định: "Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định cũng phải đánh Pháp"2. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định một số vấn đề về quân sự, tư tưởng, tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến dấu của lực lượng vũ trang trong cả nước.

Trong phiên họp thứ hai (28-10 - 9-l-1946), Quốc hội quyết định thống nhất Quân sự uỷ viên Hội với Bộ Quốc phòng thành Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy. Việc phân chia chiến trường được xác định (cả nước được chia thành 12 chiến khu). Các cán bộ chỉ đạo, chỉ huy chủ chốt được điều về để hoàn tất việc chuẩn bị chiến đấu ở mặt trận Hà Nội (Chiến khu XI).

Ngày 26-10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:- Tổng chỉ huy quân đội ta gởi cho Valuy, đề nghị phía Pháp ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vào 0 giờ ngày 30-10 theo quy định của Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946). Pháp đồng ý. Nhưng chỉ 10 ngày sau, chúng lại bội ước tiếp tục đánh ta. Ngày 20-11-1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng Và Lạng Sơn, hai cửa ngõ quan trọng đường bộ và đường thuỷ ở Bắc Việt Nam. Tiếp đó, chúng đổ bộ thêm quân lên Đà Nẵng.

Sau nhiều lần tăng viện, đến cuối năm 1946, đội quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Đông Dương lên tới hơn 90.000

tên, gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn thiết giáp và cơ giới, hơn 100 máy bay và nhiều tàu chiến.

Chúng đóng quân tại một số vị trí chiến lược trọng yếu trên đất nước ta.

Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, tổng số quân Pháp khoảng 30.000 tên, gồm có sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, trung đoàn bộ binh lê dương số 3; 1 tiểu đoàn thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13; 1 trung đoàn thiết giáp; trung đoàn chiến xa cơ động, một bộ phận quân dù, thuỷ quân, không quân, các đơn vị thông tin, vận tải, hậu cần. Dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Anh và Mĩ từ khi đưa quân ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp nuốt lời hứa, ráo riết thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh. Chúng biến những đội quân "tiếp phòng" thành đội quân chiếm đóng và áp dụng lối đánh lấn dần. Sau khi chiếm Tây Nguyên, một phần vùng Đông Bắc, Tây Bắc và tiến công Hải Phòng, Lạng Sơn, chúng chuẩn bị gây hấn ở Hà Nội với mục đích nắm lấy quyền quản lí thủ đô nước ta, hòng "vô hiệu hoá tức thì Chính phủ Hồ Chí Minh". Với mưu đồ ấy, 6.500 lính viễn chinh được bố trí thành những cụm quân cơ động, chiếm giữ những vị trí bịt cửa ngõ thành phố, sẵn sàng đánh úp, chiếm gọn các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội. Kế hoạch chuẩn bị tiến công quân sự do Bộ chỉ huy Pháp vạch ra được xúc tiến, chúng chờ tăng thêm viện binh vào tháng 1-1947, sẽ mở một đợt hoạt động có tính chất quyết định, kết thúc công cuộc xâm lược.

Song song với những hành động quân sự, thực dân Pháp còn thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc về chính trị. Ở Tây Bắc, chúng tổ chức bọn tay sai phản động chống lại cách mạng.

Tại một số địa phương, chúng tìm cách liên lạc, móc nối những tên tay sai trong bộ máy cai trị cũ, tập hợp những phần tử phản động cầm đầu trong các tôn giáo chống lại chính quyền dân chủ nhân dân. Để chuẩn bị cho việc thực hiện âm mưu xâm lược toàn diện theo chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, thực dân Pháp ráo riết tìm cách nắm tình hình mọi mặt ở miền Bắc, nhất là lực lượng quân sự và khả năng phòng thủ của ta.

Nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước tới gần. Tình thế vô cùng nghiêm trọng. Quân và dân ta sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược. Kế hoạch tác chiến ở các thành phố, thị xã được triển khai khẩn trương. Nhân dân, trước hết là các cụ già, trẻ em, những người đau yếu, tàn tật rời khỏi thành phố. Đội công tác đặc biệt được thành lập và lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ chuẩn bị căn cứ. Các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên); Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang); Chợ Đồn (Bắc Kạn) mà trung tâm là các huyện Định Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn, Chợ Đồn được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương. Bước vào tháng 12-1946, quân Pháp tiếp tục khiêu khích ở nhiều nơi, nhất là tại Hà Nội. Chủ trương của ta lúc này là "vẫn tranh thủ khả năng hoà bình", nhưng "phải chuẩn bị cấp tốc để tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kì"1.Xứ uỷ Nam Bộ cũng nhận được chỉ thị phối hợp chiến lược với chiến trường toàn quốc, "không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc"2. Trong khi khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, Chính phủ ta vẫn kiên trì đấu tranh ngoại giao với Chính phủ Pháp, cố gắng đẩy lùi chiến tranh. Ngày 6-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp ra lệnh cho quân viễn chinh rút về các vị trí trước ngày 20-11-1946. Giới cầm quyền Pháp không trả lời. Ngày 15-12, sau khi Lêông Bơlum (Léon Blum) lên làm Thủ tướng Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thông điệp yêu cầu giải quyết các bế tắc trong mối quan hệ Việt - Pháp. Chính phủ Pháp vẫn làm ngơ, tỏ rõ thái độ tán thành chính sách duy trì sự có mặt của nước Pháp ở Đông Dương.

Được sự đồng tình của Lêông Bơlum, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương càng hung hăng. Ngày 16-12, Đácgiăngliơ đã khôi phục lại các Hiệp ước 1883 và 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp. Y trắng trợn tuyên bố: "Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ của nước Pháp" .

Tại Hà Nội, trưa ngày 17-12, thực dân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở Lò Đúc, đồng thời gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và Yên Ninh. Trưa ngày 18-12, Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở Tài chính và nhà viên Giám đốc Sở Giao thông; đòi ta phá bỏ công sự và vật chướng ngại trên đường phố.

Chiều ngày 18-12, chúng lại gửi tối hậu thư đòi được quyền kiểm soát Thủ đô và đe doạ đến sáng 20-12, những điều đó không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.

Những hành động khiêu khích, xâm lược trên đây của thực dân Pháp xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền nước ta, gây căm phẫn tột độ trong nhân dân ta. Toàn dân, toàn quân nóng lòng chờ đợi mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mọi người đều sẵn sàng đứng lên kháng chiến. Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phân tích hành động khiêu khích, xâm lược của thực dân Pháp trong những tháng cuối năm 1946, nhất là từ giữa tháng 12, Hội nghị nhận định: âm mưu của Pháp là mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược, chuyển cuộc chiến tranh sang một bước mới; thời kì hoà hoãn đã qua, khả năng hoà bình không còn nữa.

Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nước và vạch ra những vấn đề rất cơ bản về đường lối kháng chiến. Đây là một quyết định sáng suốt, kịp thời của Đảng ta, đáp ứng được yêu cấu của cách mạng và nguyện vọng của toàn dân.

Sáng 19-12-1946, thực dân Pháp gửi tiếp cho Chính phủ ta một tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến và để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự trong thủ đô Hà Nội.

Cho tới lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn gởi thư cho Xanhtơni đề nghị phía Pháp cùng với Chính phủ ta "tìm một giải pháp cải thiện bầu không khí hiện tại". Thực dân Pháp khước từ đề nghị đó.

Trưa ngày 19-12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các Chiến khu và Tỉnh uỷ, chỉ thị "Tất cả hãy sẵn sàng!".

Lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát tín hiệu bắt đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Bộ trưởng Quốc phòng công bố mệnh lệnh chiến đấu cho tất cả các lực lượng vũ trang. Công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ phá máy.

Đèn điện toàn thành phố Hà Nội phụt tắt. Đó là hiệu lệnh tấn công của quân ta. Cùng thời điểm ấy, các pháo đài Láng, Xuân Canh, Xuân Tảo... đồng loạt nhả đạn vào nội thành. Ở các khu phố, nhân dân quẳng bàn, ghế, cánh cửa, sập gụ, hòm xiểng, bao cát... ra mặt đường. Công nhân đẩy toa tàu chặn các ngã tư, ngã năm. Cây cối, cột điện cũng được ngả xuống ngáng đường. Vật cản vài chiến luỹ dựng lên khắp nơi. Người dân Hà Nội trong tư thế sẵn sàng đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược với tất cả những gì có trong tay và với một ý chí quyết thắng.

Tiếng súng kháng chiến ở thủ đô Hà Nội nhanh chóng lan rộng ra cả nước.

Đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định thiện chí, nguyện vọng hoà bình, quyết tâm kháng chiến và niềm tin tất thắng của nhân dân ta; đồng thời nêu lên tư tưởng cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch tiến công, thôi thúc, giục giã toàn dân Việt Nam đứng dậy cứu nước. Sau khi kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 21-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nhân dân Việt Nam nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh để cho thế giới biết rõ mục tiêu và quyết tâm đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Trong thư, Người khẳng định: "Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ. Dù hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất. Chúng ta có 20 triệu chống lại 10 vạn thực dân. Cuộc thắng lợi của ta rất có bảo đảm...".
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời lần cuối từ
Giáo án văn học,
Trả lời
4
Lượt xem
1,103

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top