Tự Trong ( công dân 7)

Bụi Phấn

Thành Viên
Điểm
0
Ngày soạn: 27/9/2020
Ngày dạy
Tiết 4 BÀI 3 TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:

- Giúp Hs hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện tự trọng học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.

- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.

3. Thái độ

- Tự trong ; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Soạn giáo án lên kế hoạch bài học

-Bài tập,

- Tranh ảnh, tài liệu

- Một số mẩu chuyện, tục ngữ, ca dao, câu nói của các danh nhân…

2.Học sinh

Học bài cũ đọc trước bài trước khi đến lớp

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ :
Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

3. Bài mới:

Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
GV thông qua một tình huống để giới thiệu:
Thắng đang đi chơi cùng bạn…(Vở bài tập công dân)
GV: Yêu cầu Hs nhận xét hành vi của Thắng¢Dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc :
Một tâm hồn cao thượng

GV phân vai, yêu cầu Hs đọc truyện
GV: Hành động của Rô - be trong truyện?(Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm, cầm một đồng tiền vàng đi đổi ..)
GV: Vì sao Rô - be lại làm như vậy ?( Không muốn bị người khác coi thường. thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào )


GV: Em có nhận xét về hành động Rô - be ?(Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa dù bất kì hoàn cảnh nào)


Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế và tổ chức thảo luận nhóm :

Chia nhóm, yêu cầu HS tìm những hành vi biểu hiện của đức tính trên trong thực tế cuộc sống
GV chốt ý, kết luận: Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh.
Giải thích câu tục ngữ : Đói cho sạch
Hoạt động 4 : Rút ra bài học và liên hệ
GV hướng dẫn Hs chốt kiến thức ở nội dung bài học.
Yêu cầu Hs liên hệ và kể ra những việc làm của bản thân hay các bạn trong lớp thể hiện tính tự trọng hay chưa tự trọng và thái độ của mình trước những biểu hiện ấy.
GV đọc cho hs nghe câu danh ngôn : “ Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận” Pus - kin.
Hoạt động 5 : Luyện tập.
Gv hướng dẫn để hs làm bài luyện tập ở lớp.
GV nhận xét, sửa chữa cho học sinh. Yêu cầu HS tìm tục ngữ, ca dao nói về tự trọng hoặc cho HS sắm vai tình huống nói về tự trọng..
1. Khái niệm
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH




2.Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.














3. Ý nghĩa:

-Là phẩm chất cần thiết, quý báu
-Giúp ta nâng cao phẩm giá
-Được mọi người yêu quý

Để xem đầy đủ nội dung giáo án hãy kích vào biểu tượng word dưới đây ( tải về hoàn toàn miễn phí)
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bụi Phấn,
Trả lời
0
Lượt xem
576

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top