Ngày xưa, các bà đi chợ mặc dù không biết chữ đã học toán theo kiểu này vẫn tính toán đúng, tính nhẩm rất nhanh và thành công trong làm ăn và buôn bán. Học sinh lớp Một cũng học toán qua quan sát, diễn tả bằng lời, diễn đạt bằng kí hiệu thay cho chữ viết một cách hiệu quả.
Các phụ huynh cần biết và yên tâm về điểm này.
Các kí hiệu toán để thay cho chữ viết, đó là:
- Số 0 thay cho chữ “không”, số 1 thay cho chữ “một”, số 9 thay cho chữ “chín”,…. Trẻ học toán, dùng 0 thay cho “không”, 5 thay cho “năm”,… . Số 1 trẻ học ngay đầu lớp Một, còn chữ “một” đến giữa kì 1 mới học đọc, viết; chữ “không” còn học đọc, viết muộn hơn.
- Dấu “<” thay cho chữ “bé hơn”; dấu “>” thay cho chữ “lớn hơn”, dấu “=” thay cho chữ “bằng”. Thay vì phải viết các chữ dài dòng: “chín lớn hơn ba”, “hai bé hơn bốn” học sinh chỉ cần viết qua các kí hiệu 9 > 3; 2 < 4,… .
- Dấu “+” thay cho chữ “cộng”, dấu “–” thay cho chữ “trừ”. Thay vì phải viết: “sáu cộng ba bằng chín”, “tám trừ 6 bằng hai” học sinh chỉ cần viết kí hiệu đơn giản:
6 + 3 = 9; 8 – 2 = 6. Học sinh biết dùng kí hiệu để thay lời; biết đọc từ kí hiệu thành lời nhờ hướng dẫn của giáo viên ngay từ những ngày đầu học toán và quá trình luyện tập, củng cố của các em.
Các con số, ký hiệu thay cho các chữ và lời
Trong sách giáo khoa có các bài tập điền số, điền dấu ( <, >, =, +, -) vào ô vuông, vào chỗ trống (....) , nối phép tính với kết quả đúng, ... .
Những dạng bài này đều được cô giáo làm mẫu hoặc hướng dẫn và củng cố hàng ngày. Học sinh đã làm quen, hiểu được và làm được. Nếu cô giáo đã hướng dẫn kĩ, cả lớp làm được mà con bạn chưa làm được thì bạn cần giúp đỡ con. Chúng ta muốn giúp con học, thì cần phải biết ở trường trẻ đã học được gì và học như thế nào ? để giúp trẻ học hiệu quả nhất.
Nguồn: Sưu tầm.
Các phụ huynh cần biết và yên tâm về điểm này.
Các kí hiệu toán để thay cho chữ viết, đó là:
- Số 0 thay cho chữ “không”, số 1 thay cho chữ “một”, số 9 thay cho chữ “chín”,…. Trẻ học toán, dùng 0 thay cho “không”, 5 thay cho “năm”,… . Số 1 trẻ học ngay đầu lớp Một, còn chữ “một” đến giữa kì 1 mới học đọc, viết; chữ “không” còn học đọc, viết muộn hơn.
- Dấu “<” thay cho chữ “bé hơn”; dấu “>” thay cho chữ “lớn hơn”, dấu “=” thay cho chữ “bằng”. Thay vì phải viết các chữ dài dòng: “chín lớn hơn ba”, “hai bé hơn bốn” học sinh chỉ cần viết qua các kí hiệu 9 > 3; 2 < 4,… .
- Dấu “+” thay cho chữ “cộng”, dấu “–” thay cho chữ “trừ”. Thay vì phải viết: “sáu cộng ba bằng chín”, “tám trừ 6 bằng hai” học sinh chỉ cần viết kí hiệu đơn giản:
6 + 3 = 9; 8 – 2 = 6. Học sinh biết dùng kí hiệu để thay lời; biết đọc từ kí hiệu thành lời nhờ hướng dẫn của giáo viên ngay từ những ngày đầu học toán và quá trình luyện tập, củng cố của các em.
Các con số, ký hiệu thay cho các chữ và lời
Trong sách giáo khoa có các bài tập điền số, điền dấu ( <, >, =, +, -) vào ô vuông, vào chỗ trống (....) , nối phép tính với kết quả đúng, ... .
Những dạng bài này đều được cô giáo làm mẫu hoặc hướng dẫn và củng cố hàng ngày. Học sinh đã làm quen, hiểu được và làm được. Nếu cô giáo đã hướng dẫn kĩ, cả lớp làm được mà con bạn chưa làm được thì bạn cần giúp đỡ con. Chúng ta muốn giúp con học, thì cần phải biết ở trường trẻ đã học được gì và học như thế nào ? để giúp trẻ học hiệu quả nhất.
Nguồn: Sưu tầm.