Trẻ nhỏ hiếu động và hiếu kỳ về thế giới xung quanh, chúng luôn chạy nhảy, nô nghịch và không ngừng tìm hiểu về mọi thứ. Có rất nhiều thứ nguy hiểm nhưng chúng không ý thức được điều đó hoặc không để ý khiến cho chúng là đối tượng rất dễ xảy ra các tai nạn lớn nhỏ. Bên cạnh việc phòng tránh để trẻ xảy ra tai nạn, cha mẹ cần biết cách xử trí khôn ngoan khi chẳng may các tai nạn ấy xảy ra. Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ các cách xử trí để các bậc cha mẹ được biết. Thông tin trong bài viết được tham khảo từ cuốn sách 230 lời giải đáp về bệnh tật trẻ em.

Tai nạn va chạm, ngã, ngất
Nếu trẻ bị ngã kèm theo đó là các biểu hiện bất thường như nôn ói, chảy máu miệng, chảy máu tai, tay chân bị co giật...cần đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất, trong lúc di chuyển trẻ cần lưu ý:
  • Tránh không di động trẻ
  • Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng, đầu hơi thấp hơn chân, đầu nghiêng sang một bên đề phòng có nôn chất nôn không chảy xưởng khí quản làm trẻ bị sặc.
  • Không nên tự ý cho trẻ ăn uống thứ gì.
Gãy xương
Nếu trẻ sau khi ngã không thấy cử động được chân hay tay nữa thì rất có khả năng trẻ bị gãy xương hoặc bị trẹo khớp. Cần cố định chắc chỗ bị nghi gãy cho đến khi gặp được bác sĩ. Để ý nếu chỉ va chạm nhỏ mà trẻ cũng bị gãy xương chứng tỏ xương có thể bị thiếu canxi khiến xương bị giòn và dễ gãy hơn.
Ngã đập đầu xuống trước
Ở trẻ em, phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên việc ngã đập đầu xuống trước rất dễ xảy ra. Dù trẻ chỉ bị ngất xỉu một thời gian ngắn cũng cần đến gặp bác sĩ để chụp x-quang kiểm tra tổ chức thần kinh bên trong có bị tổn thương gì không. Trong 24h đầu cần theo dõi chặt chẽ và thỉnh thoảng gọi trẻ để xem trẻ còn tỉnh hay không. Một số trường hợp chảy máu trong não trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển thành hôn mê mà người nhà không hay. Cùng với đó là để ý thái độ của trẻ có thay đổi gì không như là đột nhiên tỏ ra bàng quang với xung quanh hay đột nhiên chuyển sang vật vã, kích thích, mắt nhìn có lúc trông như người lác mắt... Nếu có một trong những dấu hiệu bất thường đó, cần chủ động liên hệ với bác sĩ ngay.
6197

Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất là rất dễ gặp
Ngã vào vật nhọn
Nếu vật nhọn chỉ đâm vào tay chân thông thường thì cần sát trùng và băng bó vào cho trẻ. Nếu vật nhọn đâm vào bụng, đầu, lưng thì cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.
Nếu vật nhọn đâm vào bụng mà bác sĩ chưa có mặt cần chú ý vào nước tiểu của trẻ xem có màu đỏ hay không, hoặc nếu trẻ không đi tiểu được cũng cần trao đổi lại với bác sĩ.
Trẻ có vết thương ở cằm, mặt
Rửa sạch vết thương với nước sạch và thuốc sát trùng, sau đó đưa đến bác sĩ để khâu hoặc xử lý được đảm bảo thẩm mĩ hơn.


Vết thương có chảy máu
Đối với vết thương nhẹ

Vết thương nhẹ như chỉ bị xây xát, đứt tay... người nhà lấy nước sạch rửa trôi hết các bụi bẩn, đất cát dính trên vết thương rồi băng lại. Chú ý băng bó nhẹ tay, không băng chặt quá khiến máu không lưu thông được và tạo điều kiện cho các vi khuẩn kị khí gây bệnh.
Đối với vết thương nặng
Nếu trẻ bị các vết thương lớn như bị mảnh sành đâm, mảnh kính cắt qua thì cần bộc lộ vết thương bằng cách bỏ bớt quần áo ra. Nếu có mảnh kính, sỏi cát ở trong vết thương thì cần lau sạch hoặc gắp bỏ. Không cần rửa sạch vết thương vội. Buộc vết thương lại bằng chiếc khăn dày hoặc đắp lên vết thương miếng vải sạch để cầm máu, việc sát trùng vết thương để sau. Nếu sau khi buộc vết thương vẫn không ngừng chảy máu, bạn tìm đến động mạch cửa vết thương và lấy tay giữ chặt vào đó. Không thực hiện garo nếu bạn chưa biết cách.
Chảy máu mũi
Khi trẻ bị chảy máu cam, cần đặt miếng bông gạc vào bên lỗ mũi chảy máu, đồng thời bịt chặt lỗ mũi ấy lại. Nếu chảy máu mũi diễn ra liên tục thì cần liên hệ với bác sĩ bởi chảy máu mũi là do mạch máu giãn nở hoặc trẻ bị gặp vấn đề về đông máu.

Trẻ bị ngã xuống nước
Khi đưa cháu từ dưới nước lên, nếu thấy trẻ không còn thở cần làm ngay động tác hô hấp nhân tạo. Nếu thực hiện kịp thời, trẻ có thể thở lại và khi đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Nếu tim trẻ không còn đập thì đồng thời với hô hấp nhân tạo là xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu có hai người càng tốt, nếu chỉ có 1 mình, cần thực hiện đồng thời cả hai công việc trên.

Chứng ngất khi xuống nước
Chứng bệnh này xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện là khi bước xuống hồ, bể bơi sẽ bị ngất rồi bị chìm và bị nước cuốn đi. Nếu không được phát hiện và cứu lên thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân của chứng bệnh này chưa được giải thích rõ nhưng rất có thể do sự chênh lệch nhiệt độ ở trên bờ và dưới nước. Bởi vậy nên không nên tắm nắng quá lâu trước khi xuống nước và khi xuống cần xuống từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bị thay đổi.

Bị điện giật
Việc cứu giúp nạn nhân bị điện giật bao giờ cũng vậy, không được chạm vào nạn nhân nếu nạn nhân vẫn đang tiếp xúc với nguồn điện. Cần nhanh chóng cắt cầu dao hoặc gạt vật dẫn điện ra khỏi nạn nhân. Nếu bệnh nhân không còn thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top