Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án bài: Yêu thương và chia sẻ:

Như cỏ cây cần ánh nắng, con người cần tình yêu thương để nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn. Điều kì diệu nhất của yêu thương là càng chia sẻ lại càng giàu có; là cùng lúc mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cả người đón nhận và người trao tặng.

Giáo án: Yêu thương và chia sẻ bao gồm các tiết giáo án sau:

- Giáo án Cô bé bán diêm

- Giáo án Thực hành tiếng Việt

- Giáo án Gió lạnh đầu mùa

- Giáo án Con chào mào

- Giáo án Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

- Giáo án Nói và nghe kể về một trải nghiệm của em

7119

Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống: Yêu thương và chia sẻ



BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:….

Số tiết:
15 tiết​

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB;

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra;

- Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân;

- Biết nói về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

- Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.


TIẾT 30: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng:

- Nhận biết và phân tích được người kể chuyện ngôi thứ ba;

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào để hiểu và phân tích các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã từng thấy ai ở trong hoàn cảnh khó khăn chưa? Lúc đó em và mọi người có thể làm gì để giúp đỡ họ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Ai trong chúng ta cũng có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi ta giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ, cả người cho và người nhận đều cảm thấy được tình yêu thương. Tình yêu thương là một điều kỳ diệu. Nó giúp nuôi dưỡng và sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Trong bài học Yêu thương và chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai VB Cô bé bán diêmGió lạnh đầu mùa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,...

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV dẫn dắt: Trước khi đi vào từng VB cụ thể, chúng ta cùng đi vào phần Tri thức ngữ văn.
- HS lắng nghe;
- GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Khi nói về một nhân vật, em thường nghĩ đến những đặc điểm nào của nhân vật đó?
+ Nhắc lại người kể chuyện ngôi thứ nhất trong các VB trước em đã được học. Theo em, trong các VB truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có thể có người kể chuyện ngôi khác được không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Những đặc điểm của một nhân vật trong truyện kể: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm.
+ Trong truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ ba.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
Miêu tả nhân vật trong truyện kể
- Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,….);
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh;
- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại;
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy chọn một truyện kể mà em yêu thích và cho biết, trong truyện kể đó, các nhân vật đã được miêu tả như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Làm bài tập theo nhóm và điền vào phiếu học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)

VI. PHỤ LỤC

Trên đây là Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: giaoanchuan.com

 

Đính kèm

  • Yêu thương và chia sẻ.docx
    707.4 KB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Cô bé bán diêm

7120

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Cô bé bán diêm

TIẾT 31 – 32: ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

VĂN BẢN 1. CÔ BÉ BÁN DIÊM


(Hans Christian Andersen)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Xác định được chủ đề của bài thơ;

- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô bé bán diêm;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cô bé bán diêm;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có cảnh đêm Noel ở Châu Âu hoặc một đoạn phim ngắn được chuyển thể từ truyện Cô bé bán diêm.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Mỗi khi năm mới sắp đến, mọi người đều háo hức chuẩn bị đón chào. Vào đêm giao thừa, mọi người và em thường hay làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. (Dự kiến sản phẩm: Đêm giao thừa mọi người thường thức để đón năm mới. Đêm giao thừa thường có pháo hoa, mọi người xúng xính trong quần áo mới và đi chơi, chúc Tết).

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở châu Âu, Noel là một ngày quan trọng. Đó là ngày Chúa Jesu ra đời. Sau Noel một vài ngày sẽ là năm mới. Trong một truyện ngắn của Andersen, vào đêm giao thừa, giữa những cảnh mọi người vui vẻ, quây quần, lại xuất hiện hình ảnh một em bé bán diêm lẻ loi, quần áo mỏng manh, đi chân trần trong tiết trời mùa đông giá buốt. Liệu em bé có được hạnh phúc quây quần bên gia đình đầm ấm như bao người khác? Hôm nay, thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong VB Cô bé bán diêm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin chính về nhà văn Andersen và truyện ngắn Cô bé bán diêm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn kiến thức Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm:
- Đan Mạch là một đất nước Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích của Việt Nam, có thủ đô là Copenhaghen.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Tên đầy đủ: Hans Christian Andersen;
- Năm sinh – năm mất: 1805 – 1875;
- Quê quán: Đan Mạch;
- Là nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường.
2. Tác phẩm
- Các tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế.
- Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của Andersen.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào VB, đọc và trả lời các câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong VB là ai?
+ Phương thức biểu đạt của VB là gì?
+ Truyện C
ô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm:
Truyện Cô bé bán diêm đã được chuyển thể thành nhiều tác phẩm thuộc các thể loại: nhạc, nhạc kịch, phim.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu bài tập:
+ Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?
+ Trong đêm giao thừa, mọi người được tác giả miêu tả như thế nào? Còn em bé bán diêm thì như thế nào? Cách miêu tả đó có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người xung quanh?
+ Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Ngoại hình của em bé: ăn mặc mỏng manh, thiếu thốn; đầu trần; chân đất, đỏ ửng rồi tím bầm; bụng đói;
+ Cảnh ngộ của em bé:
+ Đêm giao thừa: mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh Miêu tả tương phản khắc sâu sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành vào phiếu học tập:
+ Em hãy đọc VB và cho biết có mấy lần em bé quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm, những hình ảnh nào đã hiện ra?
+ Những hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của em bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Tất cả có 5 lần quẹt diêm. (HS liệt kê mỗi lần quẹt diêm);
Mỗi lần quẹt diêm có các hình ảnh lần lượt hiện ra tương ứng với những ước mơ của em bé.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:
+ Theo em, cô bé bán diêm có được lên Thiên đường cùng bà không, hay đó chỉ là mộng tưởng?
+ Dù là cái chết thương tâm hay được lên thiên đường, nó cho thấy điều gì về xã hội hiện thực trong tác phẩm?
+ Kết thúc của truyện có hậu hay không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Đó vừa là cái chết thương tâm, vừa là một cách để em bé giải thoát khỏi cuộc sống khổ ải. Thiên đường có Chúa và bà của em là những hình ảnh siêu nhiên, mang tính chất niềm tin, có thể có, có thể không.
+ Dù là cái chết thương tâm hay được lên thiên đường, nó phản ánh xã hội hiện thực đã lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, thiếu tình thương, sự quan tâm, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của con người.
+ Về mặt lý tưởng, kết truyện vẫn có hậu. Về mặt thực tế, kết truyện mang phần bi kịch. Đây là sự kết hợp độc đáo trong cách viết kết truyện của nhà văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự;
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm;
+ Đoạn 2: Tiếp theo... họ đã về chầu Thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của em bé;
+ Đoạn 3: Còn lại: Mọi người phát hiện ra cái chết của em bé.














2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm và em bé trong đêm giao thừa

a. Cuộc sống của em bé bán diêm
- Ngoại hình: giữa trời đông giá rét
+ Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng
+ Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại;
+ Dò dẫm trong đêm, bụng đói rét.
Hình dung về hoàn cảnh, gia cảnh khốn khó của em bé.
- Gia cảnh:
+ Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán;
- Sống với cha trong một xó tối tăm, luôn bị mắng nhiếc chửi rủa;
- Phải đi bán diêm để kiếm sống.
Tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, sự chia sẻ.
b. Trong đêm giao thừa
- Đêm khuya, gần giao thừa;
- Trời rét mướt.
Thời gian, không gian rất đặc biệt.
Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau.
+ Tương phản giữa:
Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà >< Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé.
Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài, quan tâm, giúp đỡ.





2.2. Thực tế và mộng tưởng

Quẹt 5 lần:
- 4 lần đầu: mỗi lần 1 que;
- Lần cuối: cả bao.
- Lần 1:
Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm;
- Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay… Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi);
- Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh… Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới;
- Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu;
- Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.
Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm:
- Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng
- Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...
Ý nghĩa: Thực tế cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo


2.3. Cái chết của em bé bán diêm

- Sáng hôm sau – ngày đầu năm mới, mọi người phát hiện ra em bé đã chết: mặt ửng hồng, môi mỉm cười Sự giải thoát, về thiên đường, về với hạnh phúc, nó chỉ có ở một thế giới phi hiện thực.
Người đời lãnh đạm, thiếu tình thương
Cái chết vô tội, thương tâm.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện mang tính song song đối lập.
- Sáng tạo trong cách viết kết truyện.
2. Nội dung, ý nghĩa
Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với cuộc sống.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

-
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Andersen là nhà văn nước nào?

a. Đan Mạch

b. Thụy Sĩ

c. Pháp

d. Thụy Điển

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

a. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu

b. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu

c. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kỳ

d. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

a. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa

b. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là sự thờ ơ, lãnh đạm trước hoàn cảnh khó khăn của con người

c. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khó khăn

d. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Các chi tiết : “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm ?

a. Cô có một hoàn cảnh nghèo khó

b. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập

c. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm

d. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

a. Khi bà nội em hiện ra

b. Khi trời sắp sáng

c. Khi em nghĩ đến những việc sẽ bị cha mắng

d. Khi các que diêm tắt

Câu 6: Khi đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế.

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

a. Khao khát tình thương của bà trao cho

b. Muốn được trường sinh bất tử

c. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa”

d. Cả a. và c. đều đúng

Câu 7: Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

“Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” , nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.

a. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết

b. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm

c. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm

d. Mọi người không hiểu điều kỳ diệu mà cô bé bán diêm khao khát

Câu 8: Từ “lãnh đạm” được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì?

a. Tỏ ra căm ghét và khinh thường

b. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng

c. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy

d. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.

- GV gợi ý: Nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” cho thấy hình thức đoạn văn là một bức thư. Bức thư này là bức thư nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “Cô bé bán diêm”. Em có thể viết về niềm thương cảm của em dành cho cô bé bán diêm, có thể viết về sự đồng tình của em với suy nghĩ của nhà văn, hay em cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình về cái kết không có hậu giống như trong truyện cổ tích.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành Tiếng Việt


7121

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt

TIẾT 33: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Nhận biết được cụm danh từ;

- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ;

- Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

(1) Tuyết/ rơi.

(2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận.

- Dự kiến sản phẩm:


+ Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ;

+ Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ;

+ Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết;

+ Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Trong buổi Thực hành tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu:
Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
+ Em hãy đọc phần thông tin trong SGK trang 66 và nêu hiểu biết về cụm danh từ;
+ Lấy ví dụ một danh từ và phát triển nó thành cụm danh từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Hiểu biết về cụm danh từ
+ Ví dụ một danh từ và phát triển thành cụm danh từ:
Tóc Mái tóc màu đen óng mượt;
Cô gái Một cô gái xinh đẹp, dịu dàng đang đi trên đường.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Cụm danh từ
- Cụm danh từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là danh từ
+ Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện
+ Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.




















C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học: cụm danh từ

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK trang 66;
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập;
- GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Đọc bài tập 2 trong SGK trang 66;
+ Đọc lại VB C
ô bé bán diêm và hoàn thành bài tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc và hoàn thành bài tập;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng






NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc và hoàn thành bài tập 3 SGK trang 66;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu giúp câu văn có thêm nhiều thông tin và thể hiện được nhiều ý tưởng của người viết/nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.






NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và tự hoàn thành bài tập 4 SGK trang 67;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Bài tập
Bài tập 1 SGK trang 66

Cụm danh từ trong các câu là:
a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm);
- lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm);
b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các));
- những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).



Bài tập 2 SGK trang 66
- Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB;
- Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao
Danh từ trung tâm: que diêm
Tạo ra ba cụm danh từ khác:
+ Những que diêm cháy sáng lấp lánh;
+ Một que diêm bị ngấm nước;
+ Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy.

- Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy
Danh từ trung tâm: buổi sáng
Tạo ra ba cụm danh từ khác:
+ Buổi sáng hôm nay;
+ Những buổi sáng nắng đẹp;
+ Một buổi sáng ấm áp.

- Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
Danh từ trung tâm: em gái
Tạo ra ba cụm danh từ khác:
+ Em gái tôi;
+ Em gái có mái tóc dài đen óng;
+ Hai em gái có cặp sách màu hồng.

Bài tập 3 SGK trang 66
a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé).
- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét).
b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái).
- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất).
- Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ.
- Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ :
+ Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé)
+ Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất).
Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.
Bài tập 4 SGK trang 67
a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà
- Chủ ngữ: Gió;
- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh.
b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng
- Chủ ngữ: Lửa ;
- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.

- GV có thể gợi ý: Khi gặp lại người bà của mình, khung cảnh lúc đó như thế nào? Trông bà của cô bé bán diêm như thế nào? Có ai khác ngoài hai bà cháu không? Bà đã hỏi cô bé bán diêm những gì và cô bé bán diêm đã kể với bà điều gì?, v.v...

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Gió lạnh đầu mùa

7122

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Gió lạnh đầu mùa


TIẾT 34 – 35: VĂN BẢN 2. GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

(Thạch Lam)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện;

- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên;

- Nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gió lạnh đầu mùa;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gió lạnh đầu mùa;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề;

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Gió lạnh đầu mùa;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?

+ Em đã từng trải qua mùa đông chưa? Khi nhắc đến mùa đông, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đông có gì khác so với các mùa còn lại? Vào mùa đông, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe mạnh?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Mỗi khi mùa đông đến, chúng ta cảm nhận được cái lạnh trong từng thớ thịt. Vào những ngày mùa đông, để giữ ấm cơ thể, chúng ta phải mặc rất nhiều quần áo ấm và đôi khi cần đến lò sưởi. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam cũng thế, cũng có một mùa đông lạnh. Nhưng cô bé Hiên trong truyện lại không có quần áo ấm để mặc, thậm chí chiếc áo em mặc mỏng manh và đã rách tả tơi. Liệu bé Hiên có vượt qua được mùa đông lạnh lẽo này? Chúng ta cùng tìm hiểu VB Gió lạnh đầu mùa trong tiết học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Tên: Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;
- Năm sinh – năm mất: 1910 – 1942;
- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
2. Tác phẩm
- Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...
- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
+ Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB.
+ Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lần lượt yêu cầu HS:
+ Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?
+ Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông của em Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này?
+ Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ?
+ Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.













NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
+ Không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác được miêu tả như thế nào?
+ Nhân vật Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc như thế nào? Chúng có thích chơi với Sơn và chị Lan không? Chúng có dám chơi cùng không? Tại sao?
+ Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm và bé Hiên, điền vào phiếu học tập.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi được miêu tả trong cái lạnh và nghèo, bẩn;
+ Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc phong phanh, rách rưới, vá víu, không đủ ấm. Chúng rất thích chơi với Sơn và Lan nhưng chúng không dám thái quá.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

























































































NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;
- Thể loại: truyện ngắn;
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.




2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Nhân vật Sơn và Lan

a. Buổi sáng khi ở trong nhà
- Gia cảnh: sung túc
+ Có vú già;
+ Cách xưng hô:
Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng;
Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu
+ Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;
- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:
+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;
+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
Gia đình sung túc, giàu tình cảm, lòng trắc ẩn.
b. Khi ra ngoài chơi với các bạn nhỏ nghèo ở chợ
- Thái độ: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn
- Khi thấy Hiên đứng nép một chỗ không ra chơi cùng:
+ Gọi ra chơi;
+ Hỏi: “Áo lành đâu không mặc?”; “Sao không bảo u mày may cho?” Câu hỏi có sự phát triển theo câu trả lời của Hiên Quan tâm thật lòng;
+ Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.
tình cảm trong sáng của trẻ thơ, tâm hồn nhân hậu của chị em Sơn.
c. Chiều tối khi trở về nhà
- Ngây thơ, sợ hãi, đi tìm Hiên để đòi áo
Lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy; vẫn có sự trẻ con: đã cho bạn rồi còn đòi lại.
Lối miêu tả chân thực, tự nhiên của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.
2.2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
a. Không gian/ khung cảnh
+ Chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề
+ Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em
Yên ả, vắng lặng Nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.
b. Dáng vẻ
+ mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ;
+ môi tím lại, qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi;
+ mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau
c. Thái độ

+ đương đợi Sơn ở cuối chợ để chơi đánh khăng, đánh đáo
+ đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy;
+ giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn
“giương”: ngước lên và mở to có sự chú ý đặc biệt
“ngắm”: nhìn một cách tập trung, có sự yêu thích, ước mong
Một bộ quần áo mới mà được chú ý đặc biệt và ước mong Càng khắc họa đậm hơn sự nghèo khó
d. Nhân vật Hiên
- Từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, co ro đứng bên cột quán Từ nãy: thời gian dài, co ro: lạnh phải khúm người lại Vừa lạnh, phải chịu trong thời gian dài, lại còn có thêm mặc cảm: đứng ẩn nấp “dựa vào cột quán”;
- Gọi không lại
- Chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
- Khi được hỏi bịu xịu trả lời: mặt xị xuống, thường đi kèm những lời có ý buồn tủi mặc cảm, có sự tủi thân, như sắp vỡ òa.
e. So sánh Hiên với cô bé bán diêm
- Giống:
+ Đều là những bé gái ở trong hoàn cảnh đáng thương;
+ Đều thiếu thốn vật chất, và ở trong mùa đông khắc nghiệt
- Khác:
HiênCô bé bán diêm
TênCó tênKhông tên
Không gianViệt Nam đầu thế kỷ: đa phần nghèoĐan Mạch/Châu Âu: tác giả khắc họa rõ nét sự đối lập giàu nghèo
Thời gianĐầu mùa đông
Cái lạnh mới bắt đầu
Chính đông, khoảnh khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
Cô bé bán diêm đã phải chịu giá rét trong thời gian dài, đặc biệt tâm trạng sẽ buồn hơn Hiên vì đây là lúc mọi người quây quần bên gia đình đầm ấm đón chào năm mới.
Tình thương- Hiên có nhận được tình thương của mọi người xung quanh: mẹ, bạn bè, v.v...Cô bé bán diêm không nhận được tình yêu thương: bị bố đánh đập, mắng chửi, bị người qua lại lãnh đạm, thờ ơ
Cái kếtCái kết có hậu, Hiên có áo ấmCái kết vừa có hậu vừa mang tính bi kịch, cô bé bán diêm đã chết
2.3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a. Mẹ của Hiên
- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con
- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ” Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.
Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
2. Nội dung
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

-
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Vì sao mẹ Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền mà không cho áo?

a. Vì mẹ Sơn không muốn giúp đỡ người khác;

b. Vì mẹ Sơn muốn lấy lại số tiền cho vay;

c. Vì mẹ Sơn rất quý chiếc áo là kỷ vật của em Duyên;

d. Vì mẹ Sơn muốn giữ chiếc áo là kỷ vật của em Duyên và vẫn muốn giúp đỡ mẹ Hiên

Câu 2: Vì sao những đứa trẻ nghèo không dám lại gần chơi với Sơn và Lan?

a. Vì chúng không thích chơi với những người có điều kiện khá giả;

b. Vì Sơn và Lan có thái độ khinh khỉnh;

c. Vì chúng ngại cái nghèo của mình, biết thân biết phận;

d. Cả a và b đều đúng.

Câu 3: Vì sao sau khi đã cho Hiên cái áo, Sơn lại muốn đòi lại?

a. Vì Sơn thấy tiếc chiếc áo

b. Vì Sơn muốn trêu đùa Hiên

c. Vì Hiên không biết giữ gìn

d. Vì con Sinh bảo sẽ nói với mẹ Sơn, Sơn sợ mẹ trách

Câu 4: Vì sao mẹ Hiên lại trả lại chiếc áo?

a. Vì mẹ Hiên chê áo xấu

b. Vì Sơn đòi lại áo

c. Vì mẹ Hiên biết đó là kỷ vật của bé Duyên

d. Vì mẹ Hiên nghèo nhưng có lòng tự trọng, biết mẹ Sơn chưa có sự đồng ý.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành tiếng Việt


7123

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt


TIẾT 36: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Nhận biết được cụm động từ;

- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ, cụm tính từ;

- Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ, cụm tính từ.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ Em hãy nhắc lại nội dung của cụm danh từ trong bài học trước;

+ Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Đó là những ý nghĩa gì?

Chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ;

Mẹ cái Hiên rất nghèo.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- Dự kiến sản phẩm:


+ Cái áo bông cũ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đem cho nó. Đem cho nó là một cụm động từ, cái áo bông cũ làm rõ hơn đối tượng được cho là gì;

+ Rất bổ sung ý nghĩa cho nghèo. Nghèo là một tính từ, rất làm rõ hơn về mức độ của nghèo.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, ngoài cụm danh từ, chúng ta có thể dùng cụm động từ và cụm tính từ để mở rộng thành phần câu. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cụm động từ và cụm tính từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu:
Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Em hãy đọc phần thông tin về Cụm động từ trong SGK trang 74 và nêu hiểu biết về cụm động từ;
+ Lấy ví dụ một động từ và phát triển nó thành cụm động từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Học sinh nêu hiểu biết về cụm động từ;
+ Ví dụ về một động từ và phát triển nó thành cụm động từ:
Ăn Ăn cơm ở nhà;
Đi học Đi học ở trường vào buổi sáng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Em hãy đọc phần thông tin về Cụm tính từ trong SGK trang 74 – 75 và nêu hiểu biết về cụm tính từ;
+ Lấy ví dụ một tính từ và phát triển nó thành cụm tính từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ HS nêu hiểu biết về cụm tính từ;
+ Ví dụ một tính từ và phát triển nó thành cụm tính từ:
Đẹp Trời hôm nay đẹp quá;
Ngọt Nước rất ngọt.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
I. Cụm động từ và cụm tính từ
1. Cụm động từ

- Cụm động từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: động từ
+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian.



















2. Cụm tính từ

- Cụm tính từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: tính từ
+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,...
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học: cụm động từ, cụm tính từ.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 1, 2, 3 SGK trang 74;
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.





































NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 4, 5, 6 SGK trang 74 – 75;
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Bài tập
1. Bài tập 1 SGK trang 74

- Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Ví dụ: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng;
- Xác định động từ trung tâm: động từ chơi;
- Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác:
+ đang chơi ở ngoài sân;
+ đang chơi kéo co;
+ chơi trốn tìm.
2. Bài tập 2 SGK trang 74
Cụm động từĐộng từ trung tâmÝ nghĩa mà động từ đó được bổ sung
a.- Nhìn ra ngoài sân
- Thấy đất khô trắng
- Nhìn
- Thấy
- Hướng, địa điểm của hành động nhìn;
- Đối tượng của hành động thấy.
b.- Lật cái vỉ buồm;
- Lục đống quần áo rét.
Lật;
- Lục.
Đối tượng của hành động lật, lục.
c.Hăm hở chạy về nhà lấy quần áoChạy
Cách thức, hướng, địa điểm của hành động chạy.
3. Bài tập 3 SGK trang 74
Tìm thêm trong VB Gió lạnh đầu mùa hai câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó. Ví dụ:
(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
Tác dụng: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1, 2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
4. Bài tập 4 SGK trang 74
- Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ.
- Xác định tính từ trung tâm: .
- Tạo ra ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm:
+ chưa cũ;
+ cũ lắm;
+ rất cũ.
5. Bài tập 5 SGK trang 74 – 75
Cụm tính từTính từ trung tâmÝ nghĩa mà tính từ đó được bổ sung
a.Trong hơn mọi hômTrongPhần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh
b.Rất nghèoNghèoPhần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ
6. Bài tập 6 SGK trang 75
Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:
a. Trời rét Trời rét hơn mọi hôm;
b. Tòa nhà cao Tòa nhà cao quá;
c. Cô ấy đẹp Cô ấy đẹp vô cùng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Em hãy tưởng tượng mình là một trong các nhân vật: Sơn, Lan, mẹ Sơn, Hiên, mẹ Hiên và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của nhân vật đó về hành động đem áo cho Hiên của Sơn, trong đoạn văn có ít nhất một cụm động từ, một cụm tính từ.

- GV gợi ý: Nếu là Hiên, em có thể nêu cảm xúc của Hiên khi nhận được chiếc áo. Nếu là Sơn, Lan, em có thể nêu cảm xúc khi cho Hiên chiếc áo. Tương tự như vậy với mẹ Sơn và mẹ Hiên.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Con chào mào

7124

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Con chào mào


TIẾT 37 – 38: VĂN BẢN 2. CON CHÀO MÀO

(Mai Văn Phấn)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Tiếp tục hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2);

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con chào mào;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con chào mào;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề;

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, chia sẻ không chỉ là tình cảm đẹp đẽ, quý giá giữa con người với con người mà còn là tình yêu, sự trân trọng cái đẹp, ý thức bảo vệ thiên nhiên,... của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có liên quan đến văn bản Con chào mào;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Em hãy nêu chủ đề trong các VB Cô bé bán diêmGió lạnh đầu mùa ta đã học.

+ Tình yêu thương, sự sẻ chia thường được hiểu là tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người. Vậy, ngoài tình yêu thương giữa người với người, còn có tình yêu thương nào khác không? Con người có cần trân trọng cái đẹp của thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời về chủ đề của hai VB, chia sẻ suy nghĩ của mình về tình yêu của con người với thiên nhiên.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Cuộc sống cần có tình yêu thương. Tình yêu thương ấy không chỉ là tình yêu thương giữa con người với con người, mà còn bao gồm cả tình yêu thương, sự trân trọng của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên. Con người chính là một phần của tự nhiên, vì vậy ta phải bảo vệ nó. Tiết học hôm nay, thầy/cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thiên nhiên thông qua văn bản Con chào mào của nhà thơ Mai Văn Phấn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Tên: Mai Văn Phấn
- Năm sinh: 1955
- Quê quán: Ninh Bình
- Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng.
2. Tác phẩm
Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào VB vừa đọc, trả lời các câu hỏi:
+ Thể loại của VB là gì?
+ Bố cục VB gồm mấy phần? Nêu nội dung của các phần.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Em có thể hình dung, tưởng tượng những gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
+ Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.
+ Vì sao lúc đầu nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ lại khẳng định: “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”?
+ Tiếng hót mà nhân vật “tôi” nghe “rất rõ” vang lên từ đâu (trên cây cao chót vót hay trong tâm hồn)? Tiếng hót ấy cho thấy trạng thái cảm xúc nào của nhân vật “tôi” (vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ,...)? Vì sao nhân vật “tôi” có thể cảm thấy như vậy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Thể loại: thơ tự do;
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào;
+ Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” muốn giữ con chim ở lại bên mình;
+ Phần 3: Còn lại: hình ảnh và tiếng chim chào mào đã được nhân vật “tôi” lưu giữ trong ký ức.








2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào

- Màu sắc: đốm trắng màu đỏ Màu sắc của thiên nhiên;
- Tiếng hót: triu... uýt... huýt... tu hìu... Tiếng hót dài, trong trẻo;
- “Cây cao chót vót” Khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên.
2.2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” về tiếng chim
a. Lúc đầu
- “Vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, “Sợ chim bay đi” Thích tiếng chim, muốn tiếng chim là của riêng mình (“độc chiếm”), muốn giữ mãi ở bên cạnh
b. Lúc sau
- “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ” Vẫn rất thích tiếng chim, nhưng hiểu chim chào mào là một phần của thiên nhiên Trân trọng tiếng chim và lưu giữ nó trong ký ức.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;
- Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
2. Nội dung
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

-
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tổ chức cuộc thi kể lại VB thơ vừa được học.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em


7125

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em


TIẾT 39 – 41: VIẾT

VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS viết được bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể;

- HS tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Em hãy chia sẻ về một kỷ niệm của em. Kỷ niệm đó có thể là kỷ niệm vui hoặc kỷ niệm buồn. Nhưng đó là kỷ niệm khiến em nhớ mãi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ về những kỷ niệm;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong cuộc sống, có trải nghiệm đem lại cho em niềm vui, sự tự hào, hạnh phúc; có trải nghiệm để lại trong em nỗi buồn, sự sợ hãi hoặc tiếc nuối, v.v… Nhưng dù thế nào, từ những trải nghiệm đó, em có thể rút ra những bài học để trưởng thành hơn. Ở bài Tôi và các bạn, các em đã được hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm. Trong bài học này, em sẽ tiếp tục được rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân với yêu cầu cao hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại một trải nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy nhắc lại yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm đã được học ở các tiết học trước.
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng hô như thế nào? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ;
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra;
- Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lý;
- Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện;
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu:
Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu: Bài viết tham khảo kể về một câu chuyện buồn, một lần hiểu nhầm trong tình bạn. Bài viết có cả bài học mà người viết rút ra từ câu chuyện đó.
- GV yêu cầu HS: Đọc bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao em biết câu chuyện này được kể theo ngôi thứ nhất?
+ Phần nào, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện?
+ Bài viết kể về trải nghiệm gì?
+ Những từ ngữ nào trong bài văn cho thấy câu chuyện được kể theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả?
+ Những chi tiết nào miêu tả cụ thể thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện?
+ Những từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể?
+ Dòng, đoạn nào chỉ ra lý do đây là trải nghiệm có ý nghĩa với người viết, giúp người viết thay đổi thái độ và hành động?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
- Tóm tắt lại câu chuyện:

- Trả lời các câu hỏi:
+ Người kể chuyện xưng “tôi”: Tôi có nhiều trải nghiệm… Nhưng tôi vẫn muốn kể lại…
+ Đoạn mở bài đã giới thiệu đây là một trải nghiệm buồn có ý nghĩa với người viết.
+ Trật tự thời gian: Sáng thứ Hai, đúng lúc ấy, lúc quay vào, khi cô chủ nhiệm vào lớp, về nhà…; quan hệ nhân quả: thoáng nhìn thấy Duy nghĩ là Duy đã vẽ; hiểu lầm Duy ân hận, v.v…
+ Chuyện xảy ra vào cuối tháng 9, năm tôi học lớp 6; tôi sầm sập chạy ra sân; Duy ngơ ngác như không hiểu chuyện gì; cả lớp im phăng phắc; Hai má tôi lúc ấy nóng rực lên vì xấu hổ;…
+ Xấu hổ, ân hận, buồn, sợ hãi, v.v…
+ Đoạn cuối: Tôi giữ nó trong trí nhớ như một lời nhắc nhở bản thân…
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu:
Nắm được cách viết bài văn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.
- Hướng dẫn HS tìm ý.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm ý cho bài viết theo Phiếu học tập:
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em
Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?
............
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
............
Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào?
............
Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy?
............
Cảm xúc của em ntn khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại?
............
Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự quan trọng ntn đối với em?............
- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
2. Các bước tiến hành
Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý
- Lập dàn ý
Viết bài
Chỉnh sửa bài viết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập;

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SHS;

+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Nói và nghe kể về một trải nghiệm của em

7126

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe kể về một trải nghiệm của em


TIẾT 42: NÓI VÀ NGHE

KỂ VỀ MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và nghe về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (tiếp nối bài 1. Tôi và các bạn).

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xem lại bài viết;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói về một trải nghiệm của em trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: Dựa vào bài viết trong tiết trước, em hãy xem lại, chuẩn bị và luyện nói.
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;
- Các nhóm luyện nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói

- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu:
Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu:
Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS vận dụng bài tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

- Yêu cầu HS ôn tập hai VB Cô bé bán diêmGió lạnh đầu mùa theo các đặc điểm: thể loại, nhân vật, người kể chuyện;

- Yêu cầu HS tự chọn một số truyện kể yêu thích và chỉ ra các yếu tố của truyện để phát triển năng lực đọc của HS.

THỰC HÀNH ĐỌC

GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Lắc-ki thực sự may mắn (trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Lu-i Xe-pun-ve-da) ở nhà, gợi ý HS chú ý tính chất gây tò mò của nhan đề, đặc điểm của hai nhân vật Gióc-ba (Zorba) và Lắc-ki, ý nghĩa những lời giảng giải của Gióc-ba với Lắc-ki ở đoạn kết, v.v...
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Đọc mở rộng

7127

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc mở rộng



TIẾT 43 – 44: ĐỌC MỞ RỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt


- HS trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học;

- HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...

2. Năng lực

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

3. Phẩm chất

- Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc;

- Ý thức tự giác, tích cực của HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:

+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng.

+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- GV nhận xét, đánh giá.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...

b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa Trái tim, bài 3. Yêu thương và chia sẻ, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc và trình bày nội dung và nghệ thuật của VB.
- GV gợi ý:
+ Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật;
+ Người kể chuyện trong VB là ai?
+ Cốt truyện? (Nêu các sự kiện chính trong câu chuyện)
+ Nhân vật (Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai?)
+ Đối với VB truyện: Tìm lời người kể chuyện và lời nhân vật (Cho biết đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật)
+ Đối với VB thơ: tìm và nêu cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top