Giáo Án Mới
Cộng tác viên
- Điểm
- 0
Thời gian nghỉ dịch kéo dài và thời gian cũng lùi dần về cuối năm học vì vậy xin chia sẻ với đồng nghiệp và phụ huynh nội dung ôn tập phần tập đọc lớp 4 dưới hình thức trắc nghiệm để giúp các em học sinh trong thời gian nghỉ dịch vẫn có thể học tập tốt.
Ảnh: Sưu tầm.
1. Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
(Còn nữa)
Theo Tô Hoài
Câu 1. Hãy chỉ ra tên nhân vật xuất hiện trong mẩu chuyện trên
A. Chị Cốc
B. Anh Gọng Vó
C. Chị Nhà Trò
D. Dế Choắt
Câu 2. Khi đi qua vùng cỏ xước xanh dài, Dế Mèn đã nghe thấy âm thanh gì?
A. Nghe thấy tiếng cười nói hi ha.
B. Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê.
C. Tiếng than thở, rầu rĩ.
D. Nghe thấy tiếng trống chiêng khua rộn ràng.
Câu 3. Khi lại gần Dế Mèn phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ đâu?
A. Tiếng cười nói hi ha, hả hê của lũ nhện vì đã cướp được đồ ăn của chị Nhà Trò.
B. Tiếng khóc tỉ tê của chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
C. Tiếng than thở rầu rĩ của chị Nhà Trò.
D. Tiếng trống chiêng khua rộn ràng của đại hội đấu võ nhà Châu Chấu
Câu 4. Con hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của chị Nhà Trò?
Được chọn nhiều đáp án
A. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
B. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn.
C. Chị Nhà Trò mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm chấm xanh, hai cánh mỏng manh nhưng màu sắc lại sắc sỡ, tươi mới như cánh bướm.
D. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng thể bay xa được.
E. Chị Nhà Trò quàng một chiếc khăn màu vàng trên đầu, gương mặt xám xịt, bủng beo vì thiếu ăn quá nhiều.
Câu 5. Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò con thấy được chị ta là người như thế nào?
A. Chị Nhà Trò mỏng manh, yêu kiều, dịu dàng giống như những chú bướm vào ngày đầu xuân.
B. Chị Nhà Trò rất yếu ớt dễ bị bắt nạt.
C. Chị Nhà Trò biếng ăn nên mới gầy yếu như vậy.
D. Chị Nhà Trò lạnh lùng, kiêu kì.
Câu 6. Hoàn cảnh của chị Nhà Trò đáng thương như thế nào?
A. Bị lạc mẹ, bị bỏ đói cả tuần nay không có gì bỏ vào bụng.
B. Bị bọn nhện xiết nợ, mẹ đã bị bắt đi chỉ còn chị Nhà Trò bơ vơ một mình.
C. Bị thương ở chân, nằm phơi mình bên tảng đá nhịn đói chờ chết.
D. Mẹ mất, lủi thủi ốm yếu, nghèo khổ sống một mình, bị bọn nhện bắt nạt.
Câu 7. Tại sao chị Nhà Trò lại khóc?
A. Vì đói mà không có gì ăn
B. Vì mẹ mất, nhớ mẹ
C. Vì ngồi buồn một mình
D. Vì bị lũ nhện bắt nạt
Câu 8. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
A. Bị bọn nhện đánh, còn bị chăng tơ ngang đường đe dọa bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.
B. Bị bọn nhện đánh và dọa kiện lên quan tòa Bọ Hung.
C. Bị bọn nhện cướp hết đồ ăn, cứ gặp ở đâu là chúng đánh ở đấy.
D. Bị lấy hết đồ đạc trong hang, cướp hết đồ ăn và đuổi ra khỏi hang.
Câu 9. "Chị Nhà Trò khóc vì tủi thân và sợ hãi. Tủi thân vì mẹ đã mất, chị nhớ mẹ, hơn thế giờ chẳng có ai bên cạnh bảo vệ mình, mình lại yếu ớt như thế. Đồng thời cũng sợ hãi vì bị bọn nhện dọa đánh, dọa vặt cánh, vặt chân, ăn thịt. Chị thân cô thế cô, lại yếu ớt vậy sao có thể chống lại được bọn nhện." Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Được chọn nhiều đáp án
A. Xòe cả hai càng ra, dắt chị Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
B. Ngồi xuống xoa đầu, lau nước mắt cho chị Nhà Trò.
C. Nói rằng: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.
D. Nói rằng: “Em đừng sợ. Tôi có đồ ăn đây, em ăn đi cho đỡ đói. Sau này tôi sẽ nuôi em”.
Câu 11. Ý nghĩa của bài văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”?
A. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
B. Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn khi ra tay giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi bọn nhện.
C. Cho thấy vẻ đẹp từ ngoại hình và sức mạnh hơn người của Dế Mèn trong trận chiến với võ sĩ bọ ngựa.
D. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực và giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi cạm bẫy của chị Cốc.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm.
1. Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
(Còn nữa)
Theo Tô Hoài
Câu 1. Hãy chỉ ra tên nhân vật xuất hiện trong mẩu chuyện trên
A. Chị Cốc
B. Anh Gọng Vó
C. Chị Nhà Trò
D. Dế Choắt
Câu 2. Khi đi qua vùng cỏ xước xanh dài, Dế Mèn đã nghe thấy âm thanh gì?
A. Nghe thấy tiếng cười nói hi ha.
B. Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê.
C. Tiếng than thở, rầu rĩ.
D. Nghe thấy tiếng trống chiêng khua rộn ràng.
Câu 3. Khi lại gần Dế Mèn phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ đâu?
A. Tiếng cười nói hi ha, hả hê của lũ nhện vì đã cướp được đồ ăn của chị Nhà Trò.
B. Tiếng khóc tỉ tê của chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
C. Tiếng than thở rầu rĩ của chị Nhà Trò.
D. Tiếng trống chiêng khua rộn ràng của đại hội đấu võ nhà Châu Chấu
Câu 4. Con hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của chị Nhà Trò?
Được chọn nhiều đáp án
A. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
B. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn.
C. Chị Nhà Trò mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm chấm xanh, hai cánh mỏng manh nhưng màu sắc lại sắc sỡ, tươi mới như cánh bướm.
D. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng thể bay xa được.
E. Chị Nhà Trò quàng một chiếc khăn màu vàng trên đầu, gương mặt xám xịt, bủng beo vì thiếu ăn quá nhiều.
Câu 5. Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò con thấy được chị ta là người như thế nào?
A. Chị Nhà Trò mỏng manh, yêu kiều, dịu dàng giống như những chú bướm vào ngày đầu xuân.
B. Chị Nhà Trò rất yếu ớt dễ bị bắt nạt.
C. Chị Nhà Trò biếng ăn nên mới gầy yếu như vậy.
D. Chị Nhà Trò lạnh lùng, kiêu kì.
Câu 6. Hoàn cảnh của chị Nhà Trò đáng thương như thế nào?
A. Bị lạc mẹ, bị bỏ đói cả tuần nay không có gì bỏ vào bụng.
B. Bị bọn nhện xiết nợ, mẹ đã bị bắt đi chỉ còn chị Nhà Trò bơ vơ một mình.
C. Bị thương ở chân, nằm phơi mình bên tảng đá nhịn đói chờ chết.
D. Mẹ mất, lủi thủi ốm yếu, nghèo khổ sống một mình, bị bọn nhện bắt nạt.
Câu 7. Tại sao chị Nhà Trò lại khóc?
A. Vì đói mà không có gì ăn
B. Vì mẹ mất, nhớ mẹ
C. Vì ngồi buồn một mình
D. Vì bị lũ nhện bắt nạt
Câu 8. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
A. Bị bọn nhện đánh, còn bị chăng tơ ngang đường đe dọa bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.
B. Bị bọn nhện đánh và dọa kiện lên quan tòa Bọ Hung.
C. Bị bọn nhện cướp hết đồ ăn, cứ gặp ở đâu là chúng đánh ở đấy.
D. Bị lấy hết đồ đạc trong hang, cướp hết đồ ăn và đuổi ra khỏi hang.
Câu 9. "Chị Nhà Trò khóc vì tủi thân và sợ hãi. Tủi thân vì mẹ đã mất, chị nhớ mẹ, hơn thế giờ chẳng có ai bên cạnh bảo vệ mình, mình lại yếu ớt như thế. Đồng thời cũng sợ hãi vì bị bọn nhện dọa đánh, dọa vặt cánh, vặt chân, ăn thịt. Chị thân cô thế cô, lại yếu ớt vậy sao có thể chống lại được bọn nhện." Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Được chọn nhiều đáp án
A. Xòe cả hai càng ra, dắt chị Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
B. Ngồi xuống xoa đầu, lau nước mắt cho chị Nhà Trò.
C. Nói rằng: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.
D. Nói rằng: “Em đừng sợ. Tôi có đồ ăn đây, em ăn đi cho đỡ đói. Sau này tôi sẽ nuôi em”.
Câu 11. Ý nghĩa của bài văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”?
A. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
B. Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn khi ra tay giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi bọn nhện.
C. Cho thấy vẻ đẹp từ ngoại hình và sức mạnh hơn người của Dế Mèn trong trận chiến với võ sĩ bọ ngựa.
D. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực và giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi cạm bẫy của chị Cốc.
Nguồn: Tổng hợp
Đính kèm
Sửa lần cuối: