Đề cương Ôn tập Ngữ văn 6 năm học 2020, trắc nghiệm và tự luận

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1. Chủ đề trong văn bản là gì?

A. Là một trong những tác phẩm là ý cơ bản, tư tưởng chính mà người kể muốn thể hiện trong tác phẩm đó
B. Chủ đề là cái người ta muốn ngợi ca, khẳng định, phê phán, lên án qua những điều được kể
C. Chủ đề đôi khi không phải là hiện thực được kể lại trong câu chuyện
D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2. Trong văn tự sự yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Kể
B. Tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Đáp án: A
→ Yếu tố kể, thuật truyện là yếu tố quan trọng nhất của tự sự

Câu 3. Phần mở bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì?

A. Giới thiệu, kể về diễn biến của sự việc
B. Kể cụ thể, chi tiết hóa
C. Kể theo trình tự không gian, thời gian, trình bày sự việc
D. Khép lại câu chuyện, thể hiện kết cục của truyện

Đáp án: A
→ Thường phần mở bài của văn tự sự để giới thiệu về sự việc (thời gian, không gian)

Câu 4. Phần thân bài của câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Giới thiệu chung về nhân vật, sự kiện
B. Kể diễn biến của sự việc
C. Kể kết cục của sự việc
D. Nêu ý nghĩa của bài học

Đáp án: D
→ Thân bài thường nêu ý nghĩa của bài học của câu tục ngữ

Câu 5. Trước khi viết bài có cần phải lập dàn bài không, vì sao?

A. Không cần thiết, vì thầy, cô giáo không chấm dàn bài của bài viết văn tự sự
B. Không cần thiết, bởi đã quen với văn tự sự, viết dàn ý sẽ mất thời gian
C. Có thể cần, có thể không, phụ thuộc vào việc em muốn kể ít hay nhiều sự việc
D. Rất cần thiết vì dàn bài sẽ giúp em viết bài văn tự sự đầy đủ ý, có trình tự, chặt chẽ, hợp lí

Đáp án: D
→ Dàn bài là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu viết một bài văn

Câu 6. Lựa chọn những sự việc chính trong phần thân bài của bài văn kể chuyện về sự tích Hồ Gươm

A. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống quân Minh
B. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần
C. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm lạ
D. Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc
E. Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi và thề một lòng với minh quân
G. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh giặc Minh
F. Nhà vua trả lại gươm thần khi Rùa Vàng xin lại gươm

Đáp án: B, C, D, E, G

Câu 7. Chủ đề của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là?

A. Công cuộc xây dựng nước Văn Lang- Âu Lạc
B. Nguồn gốc ra đời hình thành nhà nước
C. Nguồn gốc của các sự vật
D. Sự ra đời của người Việt

Đáp án C
→ Truyền thuyết nói về nguồn gốc ra đời của người Việt

Câu 8. Hãy tìm trật tự đúng về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lí

A. Tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý, kể (viết thành văn)
B. Tìm hiểu đề; lập dàn ý, tìm ý; kể (viết thành văn)
C. Tìm ý, lập dàn ý; tìm hiểu đề; kể (viết thành văn)
D. Lập dàn ý, tìm hiểu, tìm ý; kể (viết thành văn)

Đáp án: B

Câu 9. Cách mở bài của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

A. Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra câu chuyện
B. Nêu nhân vật, diễn biến câu chuyện
C. Nêu kết quả của câu chuyện
D. Nêu hoàn cảnh, diễn biến, thời gian diễn ra câu chuyện

Đáp án: A
→ Phần mở đầu của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nêu thời gian, hoàn cảnh diễn ra cuộc kén rể của vua Hùng

Câu 10. Một bài văn tự sự có cần đầy đủ cả ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: A
- Một bài văn tự sự cần có đầy đủ cả 3 phần: mở, thân, kết bài

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Sọ Dừa
I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.

Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái Sọ Dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi bà có mang.

Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Nghĩ lại thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:

- Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì.

Sọ Dừa nói:

- Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.

[..] Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

[...] Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.

[...] Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lén ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.

Câu 1. Truyện Sọ Dừa thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết.
B. Cổ tích.
C. Thần thoại.
D. Trường ca.

Câu 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai trong trường hợp nào?

A. Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử, sau đó bà mang thai.
B. Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai.
C. Người mẹ nằm mộng thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.
D. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.

Câu 3. Lúc mới sinh ra, Sọ Dừa là người như thế nào?

A. Khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh.
B. Không biết nói, không biết cười, suốt ngày chỉ biết khóc.
C. Không có chân và tay, thân hình tròn như một quả dừa nhưng biết nói và rất thông minh.
D. Có tay nhưng không có chân, suốt ngày lăn lóc khắp nhà.

Câu 4. Công việc có ích đầu tiên mà Sọ Dừa làm cho mẹ khi lớn lên là gì?

A. Ra đồng gặt lúa giúp mẹ.
B. Đi ở cho nhà phú ông, làm công việc chăn bò.
C. Đàn hát cho mẹ nghe khi mẹ mệt nhọc.
D. Ở nhà chăn bò giúp mẹ.

Câu 5. Trong truyện Sọ Dừa, con gái út của nhà phú ông là người như thế nào?

A. Xấu xí và rất độc ác.
B. Xinh đẹp nhưng rất độc ác.
C. Xấu xí, cục mịch nhưng tốt bụng.
D. Xinh đẹp, hiền lành, có tính hay thương người.

Câu 6. Trong truyện Sọ Dừa, Sọ Dừa có biệt tài gì?

A. Thổi sáo rất hay, tiếng sáo véo von khiến người nghe rất dễ chịu.
B. Vẽ tranh rất đẹp, nhất là những lúc chăn bò.
C. Có tài ăn nói và kể chuyện.
D. Biến hóa khôn lường, thường xuyên giúp dân diệt trừ yêu quái.

Câu 7. Thái độ của hai cô chị như thế nào khi thấy em gái lấy được người chồng khôi ngô, tuấn tú, lại giàu có?

A. Mừng cho cô em vì lấy được người chồng xứng đáng.
B. Có chút chen tị với cô em nhưng vẫn vui lòng.
C. Vừa tiếc, vừa ghen tức và nuôi lòng thù hận cô em.
D. Xâu hổ vì mình không được như em.

Câu 8. Trước khi đi sứ, Sọ Dừa đã trao lại cho vợ những vật dụng gì?

A. Một gói bạc và một con dao.
B. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một con dao.
C. Một cái trâm cài và một con dao.
D. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một gói bạc.

Câu 9. Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyện cổ tích?

A. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật như nhân vật bất hạnh, có tài năng lạ thường...
B. Truyện thường chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì.
C. Truyện do những tác giả tên tuổi sáng tác.
D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.

Câu 10. Việc Trạng nguyên và cô gái út đoàn tụ sau bao nhiêu trắc trở thể hiện ước nguyện gì về công lí xã hội?

A. Ước mơ về sự công bằng: những người tài giỏi, hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc, những người độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
B. Ước mơ đổi đời: những người có thân phận thấp kém, xấu xí sẽ trở thành người có công danh và xinh đẹp.
C. Ước mơ có một cuộc sống tốt đẹp và bình an.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
TỰ LUẬN

Thế nào là truyện cổ tích? Các thể loại truyện cổ tích.

Gợi ý trả lời:

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nội dung phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Truyện thường kể về một số nhân vật chính như nhân vật bất hạnh (con riêng, con mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người em út...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật nhưng biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người...

Cũng như truyền thuyết, truyện cổ tích thường có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Những chi tiết này đóng vai trò là cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng trong cuộc sống, đồng thời là ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự thắng lợi của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu.

Truyện cổ tích được chia làm ba loại chính:

- Truyện cổ tích thần kì: Đây là loại truyện có nhiều chi tiết thần kì, kể về các nhân vật mang nhiều bất hạnh. Kết thúc truyện, những nhân vật bất hạnh luôn được đền đáp xứng đáng, những kẻ độc ác luôn bị trừng trị thích đáng. Thể loại truyện này phản ánh ước nguyện của người dân về công bằng trong xã hội.

- Truyện cổ tích về loài vật: Nhân vật chính trong thể loại truyện này là các con vật. Truyện chú ý giải thích những đặc điểm và mối quan hệ giữa các con vật để đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật, đồng thời là lấy chuyện vật để nói chuyện người qua đó răn dạy các vấn đề về đạo đức và kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

- Truyện cổ tích kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phán xét của các nhân vật gắn liền với thực tế cuộc sống. Thể loại truyện này thường không có hoặc có rất ít các chi tiết thần kì, do vậy phần nào có các giá trị về tư liệu lịch sử.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1. Từ nhiều nghĩa là gì?

A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Đáp án: C
→ Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên

Câu 2. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Đáp án A
→ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, xuất phát từ nghĩa gốc, thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ

Câu 3. Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: B
→ Từ tiếng Việt chỉ có một bộ phận có thể chuyển nghĩa

Câu 4. Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

A. Mắt biếc
B. Mắt na
C. Mắt lưới
D. Mắt cây

Đáp án: A
→ Mắt biếc là từ được hiểu theo nghĩa gốc

Câu 5. Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

A. Có
B. Không

Đáp án: A
→ Từ cổ chai là nghĩa chuyển của từ cổ theo phương thức ẩn dụ

Câu 6. Nghĩa chuyển của từ “quả” ?

A. Qủa tim
B. Qủa dừa
C. Hoa quả
D. Qủa táo

Đáp án A
→ Qủa tim là từ chuyển nghĩa của từ quả theo phương thức ẩn dụ

Câu 7. Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển

A. Mũ
B. Mặt
C. Đồng hồ
D. Tai

Đáp án: C
→ Từ đồng hồ không có nghĩa chuyển

Câu 8. Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

A. Com- pa
B. Quạt điện
C. Rèm
D. Lá

Đáp án D
→ Từ lá có thể chuyển nghĩa được, trong các từ như lá lách, lá phổi, lá thép…

Câu 9. Từ “bụng” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án A
→ Từ bụng mang nghĩa gốc

Câu 10. Từ bụng trong câu “anh ấy rất tốt bụng” được sử dụng theo nghĩa gốc, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: A
→ Từ bụng ở đây được sử dụng theo nghĩa gốc

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Lời văn, đoạn văn tự sự

Câu 1. Tìm định nghĩa đủ nhất về lời văn tự sự là gì?

A. Là lời của tác giả
B. Là lời của nhân vật
C. Là lời văn dùng để giới thiệu, kể sự việc, miêu tả, hoặc lời độc thoại, đối thoại của nhân vật trong câu chuyện
D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 2. Khi kể việc, cách kể cũng là một yếu tố quan trọng, yếu tố này gồm các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động ấy đem lại, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: A

Câu 3. Mỗi đoạn văn tự sự có đặc điểm gì?

A. Thường có ý trọng tâm, khái quát nêu ý chính của cả đoạn
B. Ý trọng tâm, khái quát bằng câu chủ đề
C. Các câu văn trong đoạn giải thích, bổ sung làm rõ nghĩa cho ý chính trong câu chủ đề
D. Cả 3 ý trên

Đáp án D

* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương, đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

(Bức tranh của em gái tôi)

Câu 4. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào?

A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả

Đáp án A
→ Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự

Câu 5. Đoạn văn trên nêu về sự việc gì?

A. Nhân vật “tôi” được bố mẹ dẫn tới xem tranh đoạt giải của Kiều Phương
B. Hình ảnh chú bé trong bức tranh
C. Buổi lễ trao giải nhất của em gái Kiều Phương
D. Mong muốn anh trai tới dự lễ trao giải của Kiều Phương

Đáp án: A

Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn trên?

A. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ tôi đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.
B. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương, đã được đóng khung, lồng kính.
C. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
D. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

Đáp án B

Câu 7. Trong đoạn văn tự sự “Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể” mang nội dung gì?

A. Giới thiệu về việc vua Hùng thứ 18 muốn kén rể.
B. Giới thiệu về vua Hùng
C. Giới thiệu về các chàng rể hiền, tài năng
D. Kể về vua Hùng và các chàng rể

Đáp án A

Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì?

A. Kể người và vật
B. Kể người và kể việc
C. Tả người và miêu tả công việc
D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện

Đáp án: B
→ Kể người và kể việc

Câu 9. Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn?

A. Làm ý chính nổi bật
B. Dẫn đến ý chính
C. Là ý chính
D. Giải thích cho ý chính

Đáp án: C
→ Câu chủ đề là ý chính trong đoạn văn

Câu 10. Đoạn văn tự sự không cần sự liên kết, mạch lạc, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: B
→ Một đoạn văn không có sự liên kết, mạch lạc thì sẽ trở nên lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Thạch Sanh
I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm, có người hàng rượu tên Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi, nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

[...] Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh.

Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

Câu 1. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ Thạch Sanh mang thai chàng trong trường hợp nào?

A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con.
B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.
C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai.
D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

Câu 2. Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?

A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.
B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.
C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.
D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.

Câu 3. Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?

A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.
B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.
C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.

Câu 4. Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào sau đây không mang tính tưởng tượng?

A. Thạch Sanh được sinh ra là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.
B. Người mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh,
C. Khi Thạch Sanh lớn lên, các vị tiên trên trời xuống dạy võ nghệ và ác phép biến hóa.
D. Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một túp lều tranh cạnh cốc đa.

Câu 5. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông là người như thế nào?

A. Là người nông dân chất phát, thật thà nhưng tốt bụng.
B. Là người ti tiện, bủn xỉn, chỉ muốn lấy của người khác,
C. Là người gian xảo, có lòng dạ nham hiểm và độc ác.
D. Là người có phép thuật và thường xuyên sử dụng phép thuật ấy để làm hại người khác.

Câu 6. Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh?

A. Một cây đàn thần.
B. Một bộ cung tên bằng vàng,
C. Một cái niêu cơm thần.
D. Một cây búa thần.

Câu 7. Lí Thông đã có âm mưu gì sau khi Thạch Sanh cứu được công chúa?

A. Cướp đoạt công sức của Thạch Sanh.
B. Lừa Thạch Sanh xuống hang sâu rồi đẩy đá lấp kín miệng hang lại không cho Thạch Sanh lên.
C. Lấy đầu con đại bàng đã bắt công chúa dâng vua để cưới nàng làm vợ.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8. Trong truyện Thạch Sanh, hồn của các con vật bị Thạch Sanh tiêu diệt đã bày ra âm mưu gì để hại chàng?

A. Ăn trộm của cải của vua mang giấu ở gốc đa rồi đổ tội cho Thạch Sanh.
B. Vu khống cho Thạch Sanh tội giết người.
C. Đốt nhà của Thạch Sanh.
D. Bắt cóc con gái của vua để đổ tội cho Thạch Sanh.

Câu 9. Chi tiết nào dưới đây không phải là việc làm của Thạch Sanh trong truyện?

A. Giết chằn tinh để giải cứu cho dân chúng.
B. Giết đại bàng để giải cứu cho công chúa và con trai vua Thủy tề.
C. Giết hổ thành tinh để giải thoát cho những người bị nó bắt.
D. Đánh bại quân mười tám nước chư hầu.

Câu 10. Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
TỰ LUẬN

Nêu đại ý và tóm tắt truyện Thạch Sanh.

Gợi ý trả lời:

- Đại ý:

Truyện Thạch Sanh kể về một chàng trai nghèo khổ, sớm bị mồ côi cha mẹ nhưng có lòng dũng cảm phi thường và sẵn sàng quên thân mình vì người khác. Tinh thân ấy đã giúp chàng vượt qua bao tai họa, cuối cùng chàng được đền đáp xứng đáng bằng việc lấy con gái nhà vua và được nhà vua nhường cho ngôi báu. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ công lí xã hội và ý nguyện về một mẫu người lí tưởng mang đầy đủ tài năng và phẩm chất của nhân dân.

- Tóm tắt:

Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Vợ chồng nông dân kia sớm qua đời để lại Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa, hằng ngày phải hái củi kiếm sống.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh không hề hay biết bụng dạ của Lí Thông nên chấp nhận. Không may cho Lí Thông là đến dịp y phải vào đền để cúng mạng cho chằn tinh. Lí Thông bèn lừa Thạch Sanh đi thay mình. Không ngờ Thạch Sanh giết được chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với chốn cũ.

Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng dấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được con vua Thủy Tề vốn bị đại bàng bắt giam từ lâu. Thạch Sanh được xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề phong thưởng rất hậu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa sinh sống.

Công chúa trở về cung nhưng chẳng nói chẳng rằng, nhà vua càng buồn thảm. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy. Tiếng đàn đến tai công chúa giúp nàng khỏi bệnh câm. Theo lời công chúa, nhà vua cho gọi Thạch Sanh. Gặp nhà vua, Thạch Sanh kể lại mọi việc. Nhà vua sai xử tử mẹ con Lí Thông nhưng Thạch Sanh tha bổng cho họ. Trên đường về, hai mẹ con độc ác bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.

Thạch Sanh trở thành phò mã. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh lại lấy đàn thần ra gảy làm cho quân giặc phải quy hàng. Thạch Sanh khao quân giặc một niêu cơm nhỏ nhưng chúng ăn không hết, chúng càng kính phục và chấp nhận rút quân về nước.

Thạch Sanh được nhà vua nhường cho ngôi báu.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Chữa lỗi dùng từ

Câu 1. Các lỗi về từ ngữ thường gặp:

A. Lỗi lặp từ
B. Lỗi dùng sai từ
C. Lỗi dùng sai nghĩa của từ
D. Cả ba Đáp án trên

Đáp án D

Câu 2. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”

A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
D. Không sửa câu trên được

Đáp án A

Câu 3. Từ “lãng mạng” là từ dùng đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: B
→ Lãng mạng là từ sai, từ chính xác: lãng mạn

Câu 4. Câu “quá trình phát triển từ hạt mầm lên cây được gọi là quá trình trưởng thành của cây. Từ trưởng thành dùng đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: B
→ Từ trưởng thành chỉ sử dụng để nói về sự phát triển của con người về thể chất, tinh thần.

Câu 5. Câu “mẹ rất quan tâm với việc học tập, sinh hoạt của em”, từ nào sử dụng sai?

A. Rất
B. Quan tâm
C. Với
D. Việc

Đáp án C
→ Sử dụng sai liên từ với

Câu 6. Câu “vì một tương lai sáng lạng” từ “sáng lạng” đùng dúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án B
→ Từ sáng lạng là từ dùng sai. Từ chính xác: Sáng lạn

Câu 7. Câu “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong thanh” từ dùng sai “phong thanh”, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án B
→ Từ phong thanh dùng sai, cần sửa lại thành phong phanh

Câu 8. Một bạn học sinh viết các từ “cổ chuyền”, “bánh trưng”, “dủi do” đúng chính tả chưa?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án B
→ Các từ trên đều viết sai chính tả ch/ tr; r/ d. Sửa thành: bánh chưng, cổ truyền, rủi ro

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Em bé thông minh
I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

[...] Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái ăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu. Nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu [...] rồi bảo:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

Câu 1. Truyện Em bé thông minh viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, em út, con riêng...
B. Những người có tài năng kì lạ và phi thường.
C. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người.
D. Những ngũời thông minh, lanh lợi và tài trí hơn người.

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?

A. Em bé
B. Viên quan
C. Vua
D. Người cha

Câu 3. Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?

A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”
B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”
C. Em bé nói rằng một trăm đường.
D. Em bé không tìm được câu trả lời.

Câu 4. Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?

A. Bắt em bé nhốt trên một tháp cao, không cho ăn uống, chỉ để một tượng Phật và một bát nước.
B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua hai đầu vỏ ốc.
C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ chín con trâu con.
D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng một cây kim nhỏ.

Câu 5. Em bé đã nghĩ ra cách gì để đối phó lại phép thử của nhà vua trong lần đầu tiên?

A. Xin nhà vua bãi bỏ lệnh đã đưa ra.
B. Khóc với vua, bảo vua phải ra lệnh để cha sinh em bé chơi với mình.
C. Giết thịt trâu để thết đãi cả làng một bữa no nê.
D. Lén tìm đủ chín con trâu khác và giao cho vua khi đến kì hạn.

Câu 6. Khi vua giao cho em bé một con chim sẻ bảo giết thịt và làm thành ba cỗ thức ăn thì em bé ứng xử như thế nào?

A. Em bé giao cho sứ giả một cây kim khâu, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con đao để em làm thịt chim.
B. Em bé đem con chim sẻ giết thịt và thết đãi cả làng.
C. Em bé giao cho sứ giả một thanh sắt, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con dao để em làm thịt chim.
D. Em bé bảo nhà nếu nhà vua làm trước thành công thì em sẽ làm.

Câu 7. Trong truyện, em bé đã dùng cách nào để xâu sợi chỉ qua vỏ ốc theo như yêu cầu của sứ giả nước láng giềng?

A. Bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng rồi xâu qua vỏ ốc.
B. Xỏ chỉ vào cây kim rồi xâu qua vỏ ốc.
C. Bắt con kiến càng buộc vào sợi chỉ, sau đó bôi mỡ vào đầu con ốc, con kiến nghe mùi mỡ sẽ tự chui qua.
D. Dùng miệng hút sợi chỉ qua vỏ ốc.

Câu 8. Trước tài năng và sự thông minh của em bé, nhà vua đã phong cho em tước vị gì?

A. Trạng nguyên.
B. Người thông minh nhât.
C. Thần đồng đất Việt.
D. Lưỡng quốc Trạng nguyên

Câu 9. Trong truyện Em bé thông minh, cách giải những câu đố của em bé lí thú ở chi tiết nào?

A. Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
B. Làm cho người ra câu đố thấy được cái phi lí, cái vô lí trong câu đố mà họ ra.
C. Không dựa vào kiến thức của sách vở mà hoàn toàn là kiến thức trong thực tế đời sống.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Trong truyện, em bé được thử thách qua mấy lần?

A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
TỰ LUẬN

Tài trí thông minh trong truyện Em bé thông minh.

BÀI THAM KHẢO

Trong thực tế, không thể có em bé nào thông minh tài giỏi, đối đáp như thần đến vậy, nhưng trong cổ tích lại có và nhân vật phải đạt đến mức như thế. Em đã trở thành một gương mặt đẹp của tài trí Việt Nam, và cổ tích đã đưa vẻ đẹp của nhân vật đến mức lí tưởng để đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống. Đó là một tư tưởng đúng đắn, một quan niệm tiến bộ của người xưa: đề cao tài trí của người lao động cũng tức là đề cao người lao động. Trong cuộc sống đã như thế trong thì văn học cũng như thế. Chủ đề đó trong truyện cổ này càng được tô đậm, sâu sắc hơn khi tài trí ấy lại thuộc về một em bé chỉ mới bảy tuổi.

Nhưng mặt khác, lại phải thấy rằng tài trí của nhân vật ở đây cũng như ở những truyện cổ tích khác thường chỉ là tài trí trong cuộc sống mang ý nghĩa thực tiễn. Nó là những kinh nghiệm sống, những mẹo lừa, những cách ứng xử nhanh nhạy, những miếng võ dân gian... để giúp người lao động vượt qua khó khăn giành thắng lợi. Tài trí ấy bật ra từ cuộc sống vật lộn, luôn phải va chạm với nhiều người, đương đầu với biết bao thế lực trong xã hội cũ. Nó là tài trí thực tiễn của người lao động trong cuộc sống thường ngày còn nhiều vất vả, lo toan. Do đó trong truyện cổ tích, chưa có nhân vật tài trí theo kiểu uyên bác, lỗi lạc, có phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật hoặc đem đến những sự đổi thay lớn, những bước chuyển mình cho đất nước. Xã hội phong kiến tiểu nông chưa đủ điều kiện để người xưa sáng tạo ra những nhân vật tài trí như thế. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn rất yêu quý, ngưỡng mộ những nhân vật tài trí như em bé trong truyện Em bé thông minh; bởi đó là hình ảnh lí tưởng của ông cha ta đã thắp sáng ước mơ trong cổ tích để chắp cánh cho cuộc đời đi lên.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Cây bút thần
I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

- Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm em nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt em nhìn thấy một cụ già, râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho em một cây bút và nói:

- Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều.

Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Thế nhưng, cây bút thần vẫn nằm trong tay em, em rất lấy làm lạ.

Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.

Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng...

Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn liền sai hai tên đầy tớ đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương tuy còn nhỏ nhưng tính tình khẳng khái, Em biết bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì. [...]

Câu 1. Truyện Cây bút thần là truyện nước nào?

A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản

Câu 2. Câu nào dưới đây không nói về cậu bé Mã Lương?

A. Là một cậu bé rất thông minh và thích học vẽ từ nhỏ.
B. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi đốn củi và cắt cỏ để kiếm sống,
C. Thường xuyên vẽ muôn thú trên giấy.
D. Vẽ rất đẹp và vẽ giống như thật.

Câu 3. Trong truyện Cây bút thần, ông già hiện ra trong giấc mơ đã tặng cho Mã Lương vật gì?

A. Một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
B. Một chiếc gương thần có thể nhìn thấy mọi vật.
C. Một căn nhà thật to để cậu bé trú ngụ.
D. Một cây bút, một tờ giấy để vẽ.

Câu 4. Điều kì diệu nào đã xảy ra sau khi Mã Lương sử dụng cây bút của ông già tặng để vẽ?

A. Mã Lương vẽ mọi thứ đều như thật.
B. Bức tranh của Mã Lương vẽ ra có thể bán được cả trăm quan tiền.
C. Tiếng tăm của Mã Lương lan đến tai vua.
D. Mọi vật sau khi vẽ trên giấy đều trở thành vật thật.

Câu 5. Mã Lương lúc đầu sử dụng cây bút để làm gì?

A. Vẽ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình.
B. Vẽ tranh bán kiếm tiền.
C. Vẽ thành một cơn sóng dữ cuốn trôi nhà vua và các quan lại tham lam.
D. Vẽ những vật dụng cần thiết cho gia đình các nông dân nghèo.

Câu 6. Thái độ của Mã Lương như thế nào khi bị tên địa chủ giàu có bắt về vẽ theo ý hắn?

A. Rất sợ sệt nên không vẽ nên thứ gì theo yêu cầu của tên địa chủ.
B. Rất khảng khái, không chịu vẽ thứ gì cho dù tên địa chủ mặc sức dụ dỗ.
C. Rất bình tĩnh nhưng chỉ vẽ cho tên địa chủ một căn nhà.
D. Làm theo tất cả những gì tên địa chủ yều cầu.

Câu 7. Khi vẽ tranh để bán, Mã Lương đã vẽ như thế nào để mọi người không phát hiện ra?

A. Vẽ tranh thật xấu và không giống với thực tế.
B. Các bức tranh được vẽ đều dang dở, thiếu một vài chi tiết,
C. Chỉ vẽ tranh trên lá cây.
D. Chỉ vẽ tranh vào lúc đêm tối, không có ánh sáng.

Câu 8. Truyện Cây bút thần viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới?

A. Kiểu nhân vật bất hạnh: nghèo khổ, mồ côi, bị áp bức.
B. Kiểu nhân vật thích hành hiệp để cứu giúp người nghèo khó.
C. Kiểu nhân vật tham lam, độc ác.
D. Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ phi thường.

Câu 9. Chi tiết nào dưới đây trong truyện không mang yếu tố tưởng tượng?

A. Mã Lương có được cây bút thần, vẽ bất cứ vật gì thì vật đó trở thành vật thật.
B. Mã Lương đã vẽ một chiếc thang để trốn khỏi nhà tên địa chủ.
C. Mã Lương là người vẽ rất đẹp và được mọi người ngưỡng mộ.
D. Mã Lương vẽ một chiếc thuyền, vẽ sóng biển tạo nên bão tố để giết chết tên vua tham lam, độc ác.

Câu 10. Nội dung ý nghĩa nào không được đề cập trong truyện Cây bút thần?

A. Phê phán những kẻ có tài mà tham lam, độc ác.
B. Đề cao tài năng, sức mạnh kì diệu của con người.
C. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: kẻ tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
D. Đề cao lòng nhân ái của con người, đồng thời ủng hộ mục đích chính nghĩa của những người có tài năng nghệ thuật.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
TỰ LUẬN

Hãy nêu những chi tiết lí thú và gợi cảm trong truyện Cây bút thần?

Gợi ý trả lời:

Truyện Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú và mang tính gợi cảm cao. Cụ thể là:

Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội.

Sau đó, Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá tung tăng bơi lội.

Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết vì đói và rét nhưng thực ra em đã dùng cây bút thần vẽ lò để sưởi, vẽ bánh để ăn.

Mã Lương vượt qua tường bằng một chiếc thang vẽ trên tường, nhưng khi tên địa chủ vừa leo lên thì chiếc thang đã biến mất, tên địa chủ ngã lộn xuống đất.

Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò không mắt nhưng vô tình em đánh rơi một giọt mực vào mắt cò, cò mở mắt, xòe cánh bay đi.

- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ; vua bắt vẽ phượng, em vẽ một con gà trụi lông.

Mã Lương chấm vài chấm, biển liền hiện ra bao nhiêu là cá, đủ các màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng.

Nét bút của Mã Lương đưa nhà vua từ thích thú đến sợ hãi và cuối cùng chính nét bút ấy đã nhấn chìm tên vua tham lam cùng đám quần thần độc ác.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Ngôi kể trong văn tự sự
Câu 1. Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?

A. Chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện
B. Là lời kể chuyện của nhân vật phụ
C. Là lời đối thoại của nhân vật
D. Là lời của nhân vật chính

Đáp án: A

Câu 2. Có mấy loại ngôi kể

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Đáp án B

Câu 3. Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy ngôi kể thứ nhất, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án B
→ Bánh chưng bánh giầy kể theo ngôi thứ 3

Câu 4. Người kể chuyện là “tôi” trong các câu chuyện có phải là tác giả không?

A. Tác giả
B. Không nhất thiết là tác giả

Đáp án B

Câu 5. Người kể ngôi thứ ba trong tác phẩm tự sự còn được gọi là?

A. Người kể giấu mình (người kể toàn tri)
B. Người kể ngôi thứ 3
C. Người kể chính
D. Người kể phụ

Đáp án A

Câu 6. Tác giả để con vật, đồ vật xưng “tôi” khi kể chuyện, như vậy tác giả sử dụng biện pháp gì?

A. Nhân hóa
B. Phóng đại
C. Ẩn dụ
D. Tượng trưng

Đáp án A

Câu 7. Truyện Thạch Sanh sử dụng ngôi kể thứ mấy

A. Ngôi kể thứ nhất
B. Ngôi kể thứ hai
C. Ngôi kể thứ ba
D. Ngôi kể chưa xác định được

Đáp án C

Câu 8. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện là gì?

A. Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
B. Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
C. Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
D. Giúp tác giả đạt được dụng ý nghệ thuật của mình

Đáp án D

Câu 9. Ngôi kể thứ 3 có tác dụng gì trong văn tự sự?

A. Thuât sự việc khách quan hơn
B. Thuật sự việc chủ quan hơn
C. Thuật sự việc cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật hơn
D. Thuật sự việc dễ dàng hơn

Đáp án A

Câu 10. Trong truyện cổ tích người ta hay thuật truyện theo ngôi thứ ba mà không phải ngôi thứ nhất vì?

A. Truyện đề cập tới các nhân vật, khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên không thể lúc nào cũng hóa thân vào ngôi thứ nhất được
B. Vì không gian truyện có nhiều không gian khác nhau, nếu kể theo ngôi thứ nhất, sẽ không thể có mặt trong các không gian
C. Cả A và B
D. Tại không ngôi kể số 1 không hấp dẫn

Đáp án C

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Ông lão đánh cá và con cá vàng
I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiền của mỗi câu trả lời đúng.

[...] Được ít tuần, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ. Mụ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ bảo:

- Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất; trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Câu 1. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn.
B. Truyện cổ tích dân gian.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.

Câu 2. Tác giả A. Pu-skin là người nước nào?

A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Ba Lan.
D. Nga.

Câu 3. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có những nhân vật nào?

A. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
B. Ông lão đánh cá và vợ ông.
C. Ông lão đánh cá, vợ ông lão và con cá vàng.
D. Vợ ông lão và con cá vàng.

Câu 4. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão đã ra biển để gọi cá mấy lần?

A. 2 lần.
B. 4 lần.
C. 3 lần.
D. 5 lần.

Câu 5. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ ông lão là người như thế nào?

A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.

Câu 6. Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?

A. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại.
B. Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực.
C. Cá vàng là con vật rất tốt bụng.
D. Ông lão là người rất thương vợ.

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện đúng bản chất của bà lão?

A. Ếch ngồi đáy giếng.
B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn,
C. Được voi đòi tiên.
D. Có mới nới cũ.

Câu 8. Trong truyện, bà lão không yêu cầu cá vàng thực hiện yêu cầu nào sau đây?

A. Biến chiếc máng lợn cũ thành chiếc máng lợn mới.
B. Biến bà lão thành cô gái đẹp tuyệt trần.
C. Biến căn chòi rách nát thành một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy.
D. Biến mụ ta thành một nữ hoàng.

Câu 9. Thành ngữ nào sau đây nói đúng hoàn cảnh của bà lão khi cá vàng biến mọi thứ trở lại như cũ?

A. Tham thì thâm.
B. Ăn cây nào rào cây ấy.
C. Ăn cháo đá bát.
D. Nhất vợ nhì trời.

Câu 10. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng nhắc nhở chúng ta điều gì?

A. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình đồng thời không nên có tính tham lam, bội bạc.
B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình,
C. Không nên đòi hỏi những gì vượt quá khả năng đáp ứng của thực tế.
D. Phải biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
TỰ LUẬN

Tính tham lam và sự bội bạc của người vợ được thể hiện như thế nào qua truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Gợi ý trả lời:

Lòng tham của mụ vợ được thể hiện rõ qua những đòi hỏi đối với cá vàng. Mặc dù mụ vợ không có công lao gì đối với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra những đòi hỏi rất khó chấp nhận. Đầu tiên là những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà), sau đó là yêu cầu về danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không bằng lòng với của cải và danh vọng đã có, mụ muốn có quyền lực tối cao hơn: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi làm Long Vương, bắt con cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi không thể chấp nhận và vượt khỏi giới hạn trong đạo lí làm người.

Cùng với lòng tham là sự bội bạc. Nếu như lòng tham của mụ vợ thể hiện qua đòi hỏi đối với cá vàng, thì sự bội bạc thể hiện qua cách đối xử của mụ đối với ông lão tội nghiệp. Ông lão trong truyện vừa là chồng, vừa là ân nhân của mụ nhưng mụ đối xử hết sức tệ bạc. Cùng với lòng tham thì sự bội bạc của mụ ngày càng gia tăng. Lần thứ nhất mụ mắng ông lão là đồ ngốc, lần thứ hai mụ quát to và chửi chồng là đồ ngu, lần thứ ba mụ mắng như tát nước vào mặt chồng, lần thứ tư mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão, sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài, lần cuối cùng mụ nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải phục tùng mệnh lệnh của mụ.

Như vậy, lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ càng gia tăng theo quyền lực và danh vọng của mụ. Cùng với nó là sự mất dần tình nghĩa vợ chồng, tình người trong suy nghĩ của mụ. Hậu quả của thái độ này là mụ trở về với căn chòi xưa và ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Nguồn: Tổng hợp
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top